Tìm hiểu các chỉ số và các cấp độ chống nước của đồng hồ
Chỉ số và các cấp độ chống nước của đồng hồ là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần nắm trong quá trình sử dụng, điều này giúp đảm bảo an toàn cho bộ máy cũng như các linh kiện của đồng không bị hư hỏng. Cùng Bệnh Viện Đồng Hồ theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về các chỉ số và cấp độ chống nước của đồng hồ.
Giải thích về các chỉ số chống nước của đồng hồ
Chỉ số chống nước của đồng hồ còn được gọi là Water Resistence, cho biết khả năng tiếp xúc của sản phẩm với nước. Chỉ số này được đo trong điều kiện lý tưởng tại phòng thí nghiệm dưới áp lực của nước ở độ sâu nhất định.
Khả năng chống nước của đồng hồ được đo bằng đơn vị áp suất, ký hiệu là ATM hoặc bar. Đo bằng áp suất là phép đo mà ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ sử dụng để biểu thị mức áp lực mà đồng hồ có thể chịu được.
Một đơn vị áp suất tương đương với khoảng 10 mét hoặc khoảng 30 feet. Do đó, nếu chiếc đồng hồ của bạn được giới thiệu có khả năng chống nước tới 50m, thì không có nghĩa là độ sâu dưới nước đồng hồ của bạn chịu được, mà là mức áp suất mà vỏ đồng hồ có thể chịu được.
Trên thực tế, các hãng sản xuất đồng hồ đều để mức độ chịu áp suất của đồng hồ ngay trên mặt số hoặc ở phía đáy sau vỏ đồng hồ. Các đơn vị độ chống nước của đồng hồ thường găp từ 3ATM, 5ATM, 10 ATM,…
Water Resistant: Đây là mức độ chống nước thấp nhất. Đồng hồ có thông số này chỉ có thể chịu được ở mức rửa tay hoặc nước mưa nhẹ nhàng. Mức độ này thường xuất hiện ở những mẫu đồng hồ thời trang, với thiết kế mỏng nhẹ, dây da.
30m/3 ATM/3 Bar: Tiếp theo, đây là thông số phổ biến nhất đối với các mẫu đồng hồ trên thị trường hiện nay. Bạn sẽ bắt gặp ở những chiếc đồng hồ thời trang có giá cả phải chăng. Với chỉ số này, bạn vẫn có thể đi mưa và rửa tay nhẹ nhàng, nhưng nên tránh việc đeo đồng hồ đi tắm, hoặc bơi lặn.
50m/5 ATM/5 Bar: Với chỉ số chống nước này, tất nhiên bạn hoàn toàn có thể đeo đồng hồ khi rửa tay hay đi mưa mà không làm ảnh hưởng gì đến chất lượng đồng hồ. Theo tiêu chuẩn quốc tế, với thông số này bạn có thể đi tắm trong sinh hoạt hằng ngày, tuy nhiên, Bệnh Viện Đồng Hồ không khuyến khích điều này.
100m/10 ATM/10 Bar: Với chiếc đồng hồ có độ chống nước này, bạn có thể yên tâm đi tắm mà không lo lắng đến việc đồng hồ bị vào nước. Thậm chí theo tiêu chuẩn quốc tế, bạn có thể đi bơi với chiếc đồng hồ này, nhưng không nên sử dụng trong vùng nước có độ áp suất lớn.
200m/20 ATM/20 Bar hoặc 300m/30 ATM/30 Bar: Những chiếc đồng hồ sở hữu thông số chống nước này, sẽ có thiết kế núm xoáy vít vặn, mang lại khả năng chống nước cực tốt. Người sử dụng có thể đeo đồng hồ ngay khi đi lặn hoặc các hoạt động thể thao dưới nước.
770m/77 ATM/77 Bar, 1000m/100 ATM/100 Bar hoặc 2000m/200 ATM/200 Bar: Đây là những mức độ chống nước đặc biệt, cho phép người đeo đồng hồ có thể lặn sâu dưới đáy biển, những chiếc đồng hồ kiểu này thường là những chiếc đồng hồ được sản xuất phục vụ mục đích chuyên dụng.
Các cấp độ chống nước đồng hồ phổ biến hiện nay
Đồng hồ đeo tay có 6 cấp độ chống nước như sau:
- Đồng hồ siêu mỏng: Mức độ chịu nước kém
- Đồng hồ mỏng (máy mỏng, pin mỏng): Mức độ chịu nước trung bình
- Đồng hồ nữ kiểu lắc: Mức độ chịu nước kém hoặc trung bình (3ATM).
- Đồng hồ lắp dây da: Mức độ chịu nước mức trung bình.
- Đồng hồ thể thao, đồng hồ Chronograph: Mức độ chịu nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, một vài loại chuyên dụng có thể chịu được áp suất trong khi lặn.
- Đồng hồ có gioăng kính, gioăng núm, gioăng đáy: Mức độ chịu nước tốt khi ở trạng thái nguyên bản (khi thay đổi gioăng sẽ bị kém đi).
Thế nào là một chiếc đồng hồ chống nước tốt?
Tiêu chuẩn ISO 6425 là tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để đánh giá, thẩm định một chiếc đồng hồ sử dụng cho việc bơi lặn, cũng chính là tiêu chuẩn để đánh giá một chiếc đồng hồ chống nước tốt.
Đối với những dòng đồng hồ lặn, độ chống nước đạt chuẩn ISO 6425 sẽ được in nổi chữ DIVER’S WATCH (100, 200,…)M hoặc DIVER’S (100, 200,…)M.
Với tiêu chuẩn ISO 6425, một chiếc đồng hồ chống nước tốt phải có mức độ áp suất thấp nhất là từ 10m/10 ATM/10 Bar trở lên, với 4 yêu cầu cơ bản sau:
- Độ kín nước trong tất cả các cạnh vỏ đồng hồ (mặt đáy, nút ti, mặt kính,…)
- Khả năng chống từ trường mức 4 800 A/m.
- Khả năng chống lực chấn động.
- Khả năng kháng nước mặn.
Một số nguyên nhân thường gặp khiến đồng hồ bị vào nước
Sau đây là 5 nguyên nhân khiến đồng hồ bị vào nước:
- Do va đập: Tác động của ngoại lực có thể khiến cho các chi tiết của chiếc đồng hồ không còn gắn kết với nhau nữa. Do đó, nếu mặt kính gặp vấn đề thì bạn hãy nhanh chóng xem hướng dẫn thay mặt kính đồng hồ bị vỡ ngay nhé!
- Ấn chốt khi tiếp xúc với nước: Nếu vô tình ấn chốt trong lúc tiếp xúc với nước thì dù chỉ vài giây cũng sẽ khiến đồng hồ của bạn bị vào nước. Việc mang đồng hồ đi tắm sẽ rất dễ gây ra tình trạng này khi cọ rửa cơ thể.
- Tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa: Khi bạn đi tắm, hoặc rửa bát chén, có thể sẽ khiến cho những chất bẩn, xà phòng,… xâm nhập vào những kẽ hở của chiếc đồng hồ, khiến cho các vòng ron và vòng cao su dần mục nát và giãn nở đi.
- Tiếp xúc với môi trường muối: Điều này sẽ thường gặp khi bạn đi biển mà vẫn mang đồng hồ. Việc tiếp xúc với nước biển trong thời gian dài làm cho chiếc đồng hồ có kẽ hở và dễ vào nước hơn.
- Tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao: Khi bạn đi giữa trời nắng gắt của mùa hè, khi đi tắm với nước nóng vào mùa đông, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho dây cao su đồng hồ giãn nở nhanh hơn, gây ảnh hưởng đến các chi tiết máy và gây hư hại tới chiếc đồng hồ của bạn.
Lưu ý, khi đồng hồ của bạn bị vào nước, hãy nhanh chóng mang nó đến các trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra và sửa chữa để tránh làm hư hỏng nghiêm trọng đến bộ máy và chức năng của đồng hồ. Hoặc bạn có thể tham khảo cách sửa đồng hồ bị vào nước để sơ cứu kịp thời cho chiếc đồng hồ yêu quý của mình nhé!
Những điều cần lưu ý khi sử dụng để đồng hồ chống nước được lâu dài
Một điều vô cùng quan trọng khách hàng cần lưu ý là, dù cho chiếc đồng hồ có độ chống nước “khủng” tới mức nào thì cũng không thể chống nước tốt mãi mãi. Vì qua thời gian dài sử dụng, ron chống nước bằng cao su của đồng hồ sẽ dần bị cũ mòn, mục nát và không thể kháng nước cho đồng hồ thêm được nữa.
Do đó, việc kiểm tra chống nước định kỳ cho đồng hồ là điều bạn cần làm, giúp phát hiện kịp thời trục trặc ở các bộ phận chống nước, có biện pháp khắc phục kịp thời và duy trì được chất lượng đồng hồ bền lâu.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng đồng hồ chống nước, sau khi đi bơi, đi tắm biển, lặn biển hay đi mưa, người dùng nên rửa sạch lại bằng nước thường cũng như lau khô đồng hồ để các loại muối, hoá chất không làm ăn mòn ron chống nước đồng hồ.
Trước khi đi bơi lặn, đi tắm, luôn nhớ đóng tất cả các chốt điều chỉnh trước khi tiếp xúc với nước và tuyệt đối không được rút chốt khi đang trong môi trường nước.
Tuyệt đối không được cho đồng hồ tiếp xúc nước nóng, nước đá, hoặc không được đeo đồng hồ vào phòng xông hơi.
Lời kết
Như vậy, bài viết phía trên của Bệnh Viện Đồng Hồ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số và các cấp độ chống nước của đồng hồ. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ gì về dịch vụ, vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn chuẩn xác nhất.