Hand winding là gì? Phân loại và cách Hand winding đồng hồ cơ
Hand Winding là một chức năng tuyệt vời thường được trang bị trên những loại đồng hồ cơ và nó không quá xa lạ với những người đam mê đồng hồ. Vậy Hand winding là gì? Cùng Bệnh Viện Đồng Hồ JSC tìm hiểu chức năng này trong bài viết nhé!
Hand winding là gì?
Hand winding là thuật ngữ dùng để chỉ những loại đồng hồ lên cót bằng tay để nạp năng lượng cho đồng hồ hoạt động.
Loại đồng hồ này yêu cầu người sử dụng phải thường xuyên xoay núm để điều chỉnh dây cót cho đến khi thấy chặt thì đồng hồ mới được lên cót hoàn toàn.
Phân loại đồng hồ Hand Winding
Công nghệ sản xuất đồng hồ luôn được cải tiến liên tục và cho ra nhiều loại bộ máy cơ hơn, tuy nhiên về cơ chế lên dây cót thì đồng hồ cơ được chia làm hai loại là hand winding và automatic.
Đồng hồ Hand winding chỉ có thể lên dây cót bằng tay và sử dụng núm vặn bên phải đồng hồ. Còn đồng hồ automatic sẽ tự động lên dây cót trong quá trình đeo và chuyển động của bạn, vì vậy mà nó được xem là bộ máy cơ vô cùng tiện ích.
Cách lên dây cót bằng tay (Hand winding)
Việc lên dây cót bằng tay đòi hỏi bạn cần có sự khéo léo và thật cẩn thận. Bởi vì nếu vặn dây quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến bộ dây cót bên trong và dẫn đến đồng hồ cơ bị chết.
Để lên dây cót bằng tay, trước hết bạn hãy tháo đồng hồ ra khỏi tay rồi bắt đầu vặn núm xoay theo chiều kim đồng hồ (từ dưới lên trên), mỗi lần vặn chỉ nên vặn nửa vòng và vặn khoảng 20 – 40 vòng hoặc đến khi bạn thấy đủ chặt.
So sánh đồng hồ Hand-winding và Automatic
Ưu điểm
Đồng hồ Hand Winding và đồng hồ Automatic đều là đồng hồ cơ nên cả hai đều sử dụng năng lượng do dây cót tạo ra. Tuy nhiên, vì cơ chế hoạt động khác nhau nên bộ máy cũng khác nhau và đồng hồ Hand winding sẽ mỏng nhẹ, có nhiều chức năng hơn và mức năng lượng dự trữ cũng cao hơn.
Ngoài ra, việc không có bánh đà (một phần của cơ chế lên dây tự động) nên bộ phận “chấm giờ” thực sự sẽ được bộc lộ rõ hơn. Và việc có ít chi tiết hơn trong bộ máy cơ cũng đảm bảo việc sửa chữa dễ dàng hơn và nhanh hơn so với đồng hồ automatic.
Nhược điểm
Không vô cớ khi đồng hồ Hand winding được xem là kén người dùng hơn so với đồng hồ tự động. vì việc phải lên dây cót hàng ngày khá là bất tiện, trong khi đồng hồ tự động thì bạn chỉ cần đeo thường xuyên.
Ngoài ra nếu một ngày nào đó bạn quên lên dây thì nguy cơ đồng hồ Hand winding bị chết máy rất cao. Bởi vì để đồng hồ cạn kiệt năng lượng là nguyên nhân khiến chúng chạy không chính xác. Tuy nhiên, trên các cỗ máy hiện nay đã được cải thiện nhờ thùng cót dự trữ năng lượng lên đến 2 ngày, còn các mẫu cao cấp khác cho phép hoạt động nguyên tuần.
Một nhược điểm khác của đồng hồ hand winding là độ bền của dây cót trong trục núm vặn không cao. Vì quá nhiều vòng xoắn nên dễ làm mòn bộ chuyển động và không phải lúc nào cũng lên dây cót chính xác. Đồng thời việc vặn mở núm liên tục cũng là nguyên nhân khiến gioăng cao su chống nước nhanh bị hỏng hơn.
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ Hand Winding
Khi lên dây cót bằng tay bạn cần phải tháo đồng hồ ra vì nếu bạn lên dây khi đang đeo thì núm vặn sẽ bị thu hẹp và khiến bộ máy bên trong bị cong, vênh. Thêm vào đó, bạn nên xoay núm khoảng 20-40 vòng đến khi bạn cảm thấy vừa đủ và tập trung cao độ để tránh vô tình vặn mạnh dẫn đến đứt dây.
Trong quá trình lên dây cót đồng hồ cơ, nếu vô tình bạn làm đứt dây khi núm điều chỉnh bị kéo căng thì hãy mang đồng hồ đến nơi sửa chữa đáng tin cậy ngay lập tức.
Hãy tham khảo thêm bài viết “hướng dẫn cách lên dây cót đồng hồ cơ” để hiểu rõ hơn về việc lên cót cho từng loại đồng hồ nhé!
Kết luận
Hy vọng với bài viết này, Bệnh Viện Đồng Hồ JSC đã giúp bạn có thêm kiến thức, thông tin về Hand winding là gì, phân loại và cách hoạt động. Từ đó, bạn sẽ sử dụng chức năng này trên chiếc đồng hồ của mình một cách thật hiệu quả.