Đồng hồ cơ là gì? Cách phân biệt và một số lưu ý khi sử dụng

Tác giả: Bệnh Viện Đồng Hồ JSC Ngày đăng: 4 tháng trước Lượt xem: 102 Chuyên mục: Thuật ngữ đồng hồ

Đồng hồ là một trong những phụ kiện thời gian không thể thiếu với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau. Với công nghệ tân tiến hiện nay, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một chiếc đồng hồ thông minh, đồng hồ điện tử hay đồng hồ cơ. Tuy nhiên nếu bạn là người đam mê cỗ máy thời gian thì cùng Bệnh Viện Đồng Hồ JSC tìm hiểu đồng hồ cơ là gì nhé!

Đồng hồ cơ là gì?

Đồng hồ cơ (automatic) là loại đồng hồ được lắp ráp từ các linh kiện cơ khí và không chứa linh kiện điện tử, do đó sự hoạt động của máy sẽ dựa vào nguồn năng lượng cơ học của dây cót.
định nghĩa đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ được lắp ráp từ rất nhiều linh kiện cơ khí

Đồng hồ cơ được phát minh từ năm 1275 bởi một tu sĩ người Ý. Ban đầu, cỗ máy này rất cồng kềnh, nhưng đã được thu gọn về sau. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử và cho đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cỗ máy này mới được hoàn thiện. Đây cũng là mốc thời gian đánh dấu của đồng hồ cơ đeo tay khi sử dụng cỗ máy nhỏ hơn, mỏng hơn và đặc biệt là có thêm cơ chế tự động lên dây.

Cấu tạo của đồng hồ cơ ra sao?

Đồng hồ cơ được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau thành một khối thống nhất. Mỗi chiếc đồng hồ có thể có những bộ máy khác nhau nhưng chung quy vẫn có những bộ phận chính như là:
Núm chỉnh giờ: Núm vặn chỉnh thời gian thường được thiết kế bên tay phải để người sử dụng dễ dàng và lên dây cót.
Dây cót: Được làm từ một dây thép mỏng, dài và mềm. Dây được bảo vệ bởi hộp tang trống và cuộn tròn quanh trục. Khi cuộn dây, nó sẽ tự động co lại; và khi sử dụng, dây sẽ trở về vị trí ban đầu. Điều này cho phép những bánh răng trong hộp tang trống hoạt động, chuyển động năng lượng đến toàn bộ hệ thống bánh răng.
Bánh răng trung tâm: Là chiếc bánh răng đầu tiên tiếp xúc với hộp tang trống và đặt ở trung tâm, chiếc bánh răng này mất đến 12 giờ để hoàn thành một vòng quay đầy đủ. Do đó, nó được liên kết chặt chẽ với kim giờ trên mặt số đồng hồ để chính xác theo thời gian.
Bánh răng trung gian: Là bánh răng kế tiếp trong chuỗi hệ thống, còn được biết đến với tên gọi “bánh răng thứ 3”.
cấu tạo đồng hồ cơ

Cấu tạo từng lớp cỗ máy bên trong đồng hồ cơ

Bánh răng thứ tư: Bánh răng này được đặt ở vị trí trung tâm hoặc ở khoảng 6 giờ trên mặt đồng hồ và mất 1 phút để hoàn thành một chu kỳ quay. Do thời gian quay nhanh, thường thì nó được kết nối chặt chẽ với kim giây trên mặt số.
Bánh răng hồi: Là bánh răng cuối cùng trong hệ thống, nhiệm vụ của nó là giải phóng năng lượng được truyền từ hộp cót, đi qua các bánh răng tới cần gạt mức. Chiếc bánh răng này có hình dáng đặc biệt và là một trong những thành phần phức tạp nhất, có khả năng chịu đựng rung chấn với tần suất trung bình lên đến 21,600 lần mỗi giờ.
Bánh lắc: Hoạt động dựa trên cơ cấu hồi, biến chuyển động của bánh răng thành năng lượng, từ đó, điều khiển tốc độ chạy của đồng hồ. Để điều chỉnh tốc độ này, chúng ta có thể điều chỉnh con ốc hoặc cần gạt gắn trên bánh lắc và dây tóc.
Dây tóc: Bộ phận này được chế tạo từ vật liệu có độ co giãn cao, giúp đồng hồ duy trì sự ổn định trong thời gian dài. Dây tóc được chia thành 4 loại, tương ứng với 4 tần số dao động là 18000, 21000, 28800 và 36000. Sự tăng tần số của dây tóc trong cơ cấu máy đồng hồ càng cao, máy đồng hồ sẽ hiển thị thời gian với độ chính xác cao hơn.
Chân kính: Hầu hết các chân kính đều được tạo từ đá quý để làm tăng vẻ đẹp của bộ máy đồng hồ. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của chúng không chỉ là để trang trí mà còn là để giảm ma sát giữa các linh kiện bên trong. Mỗi bộ máy sẽ có số lượng chân kính khác nhau, và chúng có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau như thạch anh, ruby, kim cương, giúp nâng cao hiệu suất và độ bền của hệ thống.
chân kính trong chiếc đồng hồ cơ

Chân kính trong đồng hồ cơ

Rotor: Cấu trúc của đồng hồ tự động đòi hỏi sự có mặt của một chiếc rotor, đây là một miếng kim loại hình bán nguyệt, được liên kết chặt chẽ với trung tâm của cỗ máy và có khả năng quay tự do 360 độ theo chuyển động của cổ tay. Rotor này được kết nối với dây cót thông qua một hệ thống bánh răng. Khi rotor xoay, nó tự động cuộn dây cót, cung cấp năng lượng cho đồng hồ. Khi dây cót đã đầy, rotor sẽ ngừng quay nhờ vào một bộ ly hợp tích hợp, ngăn chặn quá trình cuộn dây tiếp tục.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ ra sao?

Đồng hồ cơ hoạt động khi cổ tay của người đeo làm cho bánh đà (rotor) quay và thông qua các bánh răng, cuộn dây chính. Ngoài ra, một loại đồng hồ cơ khác bạn cần phải tự lên dây cót qua núm vặn như đồng hồ thủ công. Dù cách lên cót như thế nào cũng sẽ giúp dây cót được cuộn lại, sau đó sẽ dần bung ra và trở lại trạng thái lúc đầu. Và nhờ lực kéo này mà các bánh răng sẽ chuyển động truyền cho nhau.
Để ngăn các bánh răng chuyển động hỗn loạn, đồng hồ sẽ có thêm một bộ thoát (hồi), bộ này sẽ chạy theo nhịp và liên tục khóa mở bánh thoát để bánh răng chạy theo kịp. Cuối cùng, trục của bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian như giờ, phút, giây. Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ thì chúng sẽ chuyển động và bạn sẽ thấy xem được thời gian.

Các cách để phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ quartz?

Có 4 cách để phân biệt đồng hồ cơ (automatic) và đồng hồ pin (quartz) như sau:
  • Đầu tiên, có thể nhắc đến chính là sự chuyển động của kim giây. Bởi vì kim giây trên đồng hồ automatic di chuyển rất trơn tru, nhìn vào thì thấy chúng lướt một vòng đồng hồ một cách nhẹ nhàng, mượt mà. Còn kim giây của đồng hồ quartz sẽ giật theo từng nhịp và trông khá thô kệch.
  • Thứ hai, khi bạn lật mặt sau của đồng hồ lên đối với các đồng hồ cơ sẽ cho phép bạn thấy bánh đà và các bộ phận bên trong của chúng. Còn đồng hồ pin thì không.
  • Thứ ba, độ chính xác của đồng hồ cơ sẽ không bằng đồng hồ pin vì nguyên lý lên cót đồng hồ cơ sẽ khiến sai số của nó lệch đi 20 – 30 giây/ ngày.
  • Cuối cùng, trên mặt đồng hồ cơ sẽ có ghi hẳn dòng chữ “Automatic”.

Bạn có thể khám phá thêm bài viết “đồng hồ quartz” này để hiểu rõ hơn về sự khác biệt cũng như ưu điểm của chúng so với đồng hồ cơ nhé.

Ưu nhược điểm của đồng hồ cơ

Ưu điểm

Khi sử dụng đồng hồ cơ, bạn không cần lo lắng việc thay pin vì chỉ cần lên dây cót thường xuyên thì đồng hồ sẽ hoạt động bình thường. Đây cũng là loại đồng hồ có tuổi thọ cao nhất mà cách nạp năng lượng cũng khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và chi phí của bạn.
ưu điểm đồng hồ cơ

Bạn không cần thay pin cho đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ đã trải qua giai đoạn kiểm định nghiêm ngặt như khả năng chịu áp lực, phần vỏ và độ khớp của các linh kiện tuyệt đối nên khả năng chịu nước của chúng được đánh giá cao nhất trong tất cả các loại đồng hồ.
Ngoài ra, sự vận hành của chúng vô cùng trơn tru, không gây tiếng động, lại có thiết kế gọn gàng lịch sự nên rất được các quý ông yêu thích và muốn khẳng định sự đẳng cấp của mình qua những chiếc đồng hồ cơ cao cấp.

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng những nghệ nhân vẫn phải tốn nhiều thời gian và công sức để tạo ra những chức năng mới mẻ, độc đáo. Do đó mà những chiếc đồng hồ cơ này có giá thành nhỉnh hơn các loại đồng hồ khác trên thị trường.
nhược điểm đồng hồ cơ

đồng hồ cơ sẽ khó sửa chữa hơn đồng hồ quartz

Ngoài ra, sự ma sát của bánh răng cũng khiến đồng hồ bị sai số nhiều hơn đồng hồ pin và sự hoạt động cũng bị lệch đi so với nguyên lý ban đầu. Người dùng sẽ phải thường xuyên lên dây cót và đặc biệt khi ở trong môi trường từ tính thì đồng hồ sẽ mất đi sự ổn định vốn có của nó.
Chính vì sự phức tạp này mà đồng hồ cơ sẽ khó sửa chữa hơn đồng hồ pin, ngoài việc cần một thợ sửa chuyên nghiệp thì vấn đề về chi phí hay thay linh kiện chính hãng cũng là đều đáng để quan tâm.

Có bao nhiêu loại đồng hồ cơ?

Dựa vào nguyên lý hoạt động bằng cách lên dây cót mà người ta chia ra làm 2 loại sau:

Lên cót bằng tay (handwinding)

Đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay có nghĩa là bạn sẽ vặn núm một cách thủ công để cung cấp năng lượng cho chiếc đồng hồ của mình. Và khi lò xo được truyền đủ năng lượng thì đồng hồ sẽ hoạt động được một khoảng thời gian, sau đó bạn sẽ thực hiện lại cách đó.
đồng hồ cơ tự lên dây cót

Cấu tạo bộ máy đồng hồ cơ handwinding

Do đó, bạn cần tìm hiểu cách lên dây cót đồng hồ cơ chuẩn xác để đồng hồ của bạn được đảm bảo đủ năng lượng, đúng thời gian và không ngừng lại. Tuy mất nhiều thời gian nhưng đối với những người đam mê đồng hồ cơ thì đây là sự trải nghiệm thích thú vì có sự tương tác gần gũi với cỗ máy thời gian.

Lên cót tự động (automatic)

Đồng hồ lên dây cót tự động, hay còn được gọi là đồng hồ cơ automatic vì lò xo bên trong được quấn tự động nhờ sự chuyển động của tay chúng ta, được gọi là rotor. Điểm mạnh của chúng là bạn không cần phải lên cót thủ công nữa mà chỉ cần đeo thường xuyên thì chúng đã có thể duy trì và hoạt động lâu dài.
cấu tạo đồng hồ cơ tự động

Cấu tạo bộ máy đồng hồ cơ automatic

Tuy nhiên, nếu bạn không đeo mỗi ngày thì đồng hồ sẽ dừng hoạt động vì mất năng lượng. Bạn có thể tham khảo mua máy lên cót đồng hồ tại nhà thì vấn đề này đã được giải quyết nhanh chóng. Đây là loại đồng hồ được đánh giá cao và được nhiều hãng đồng hồ chú ý sản xuất trong ngành công nghiệp đồng hồ.

Một số điều cần lưu ý khi sở hữu đồng hồ cơ

Trước khi quyết định sở hữu một em đồng hồ cơ bạn hãy tham khảo 4 lưu ý bên dưới nhé!

Lựa chọn máy cơ thế nào?

Bạn đã hiểu rõ đặc điểm cơ bản của một chiếc đồng hồ cơ là gì chưa? Đặc biệt là loại kim trôi được thiết kế di chuyển mượt mà thay vì phải nhảy từng nấc. Hay có thể lắng nghe âm thanh tích tắc êm tai phát ra từ bên trong khi đưa đồng hồ áp vào tai.
Một số loại đồng hồ cơ cao cấp còn được thiết kế lộ máy cơ bên dưới hoặc trên mặt số để trưng bày vẻ đẹp của cỗ máy thời gian này. Thêm vào đó, bạn không phải lo lắng vụ thay pin và thoải mái lựa chọn mẫu đồng hồ phù hợp với phong cách và sở thích của mình nữa.

Thời gian trữ cót bao lâu?

Thời gian trữ cót của một chiếc đồng hồ cơ bình thường là 40 giờ và đối với những dòng cao cấp còn có thể lên đến 80 giờ. Về cơ bản khi bạn lên đầy cót thì đồng hồ cơ sẽ hoạt động càng chính xác, nhưng vẫn có khả năng sai số xảy ra, thông thường là từ 20 đến 40 giây/ngày, còn đồng hồ cao cấp thì 2 đến 3 giây/ngày.

Bảo quản đúng cách thế nào?

Các thành phần cấu tạo nên một chiếc đồng hồ cơ đều được sản xuất từ kim loại, điều này khiến chúng trở nên nhạy cảm với tác động của từ trường. Do đó, việc bảo quản đồng hồ cần phải tránh xa những nơi có nguồn từ trường mạnh như: loa, thiết bị điện tử, nam châm, hoặc thiết bị y tế. Những vật phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến tính chính xác của đồng hồ.
bảo quản đồng hồ cơ thế nào

Hãy bảo quản đồng hồ cơ bên trong hộp xoay

Bên cạnh đó, do đồng hồ cơ được lắp ráp từ các linh kiện rất nhỏ, nên chúng đặc biệt nhạy cảm với các cú rung lắc mạnh và va đập. Để đối phó với điều này, các nhà sản xuất thường trang bị nhiều chi tiết chống sốc và chống va đập vào đồng hồ của họ. Điều này vô cùng quan trọng đối với các dòng cao cấp vì đây là yếu tố quyết định để đảm bảo độ chính xác và độ bền của sản phẩm.

Có cần lên dây cót thường xuyên không?

Bạn cần lên dây cót thường xuyên và đều đặn dù không có sử dụng để đồng hồ được vận hành ổn định mọi lúc. Dựa vào nguyên lý lên dây cót đồng hồ cơ, bạn chỉ cần vặn khoảng 15 đến 20 vòng cho đến khi nghe âm thanh rẹt rẹt thì dây cót đã được lên đầy.

Kết luận

Kiến thức trên đã giúp bạn hiểu được đồng hồ cơ là gì? qua đó hy vọng bạn có thể có được sự lựa chọn phù hợp cho mình. Đừng quên theo dõi Bệnh viện Đồng Hồ JSC khi đồng hồ của bạn gặp vấn đề nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này.

5/5 - (304 bình chọn)

Tác giả

Chuyên sửa chữa đồng hồ, bảo dưỡng lau dầu, thay mặt kính, thay pin, thay dây, đánh bóng, thẩm định, thu mua đồng hồ cũ, đào tạo nghề uy tín.

Bệnh Viện Đồng Hồ JSC