Đá Moissanite là gì? Moissanite có phải là kim cương không?

Tác giả: Bệnh Viện Đồng Hồ JSC Ngày đăng: 4 tháng trước Lượt xem: 114 Chuyên mục: Thuật ngữ đồng hồ

Đá Moissanite ngày nay là lựa chọn trang trí trong các món đồ trang sức, đồng hồ phù hợp với túi tiền của đại đa số khách hàng. Thế nhưng bản chất Moissanite là gì? Cùng Bệnh Viện Đồng Hồ JSC tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.

Đá Moissanite là gì?

Đá Moissanite hay còn được gọi tắt là Moissanite (ngành trang sức còn hay thường gọi là kim cương Moissanite) có công thức hóa học là SiC, được kết hợp bởi hai nguyên tố hóa học là Silic và cacbon, hay còn gọi là khoáng vật Silic cacbua hoặc Carborundum. Nó có cấu trúc tinh thể tương tự như kim cương, là một trong những loại đá quý tự nhiên hiếm nhất trên trái đất.
Đá Moissanite trong tự nhiên rất hiếm. Nó chỉ được phát hiện trong một số loại đá từ lớp phủ trên và trong thiên thạch. Nó xuất hiện trong tự nhiên dưới dạng bao thể trong kim cương, Xenoliths và các loại đá siêu Mafic như Kimberlite và Lamproite.
Cấu trúc tinh thể Moissanite được gắn kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị mạnh mẽ tương tự như kim cương cho phép Moissanite chịu được áp suất cao lên đến 52,1 Giga Pascal.

Lịch sử hình thành đá Moissanite

Đá Moissanite được phát hiện vào năm 1893 bên trong một thiên thạch ở Canyon Diablo, Arizona, bởi nhà hóa học đoạt giải Nobel – Henri Moissan. Ban đầu nhầm lẫn khi xác định phát hiện của mình là kim cương, mãi đến năm 1904, Moissan mới xác định được các tinh thể đó thực chất là silicon cacbua. Dạng khoáng chất tự nhiên mà ngày nay chúng ta gọi là moissanite này được đặt tên để vinh danh Moissan sau này trong cuộc đời của ông.
đá Moissanite là gì

Henri Moissan – Người phát hiện đá Moissanite đầu tiên

Ở dạng tự nhiên, moissanite vẫn còn rất hiếm. Mãi đến năm 1958, các nhà địa chất mới tìm thấy nó bên ngoài thiên thạch: đầu tiên, ở lớp phủ phía trên của Trái đất gần Wyoming, và sau đó, vào năm sau, dưới dạng vùi trong đá ở Nga.

Ở đâu có đá Moissanite?

Vào thời xưa, Moissanite được tìm thấy nhiều tại các vùng Châu Phi và phương Tây. Bên cạnh đó, Ấn Độ hay Trung Quốc cũng được xem là mỏ khai thác của Moissanite. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề khai thác Moissanite tự nhiên từ năm 1990 trở lại đây vô cùng hiếm.
Ngày nay, Moissanite được trồng độc quyền trong các phòng thí nghiệm để thay thế cho kim cương. Được tạo ra trong một môi trường được kiểm soát với công nghệ tiên tiến, nó có thể dễ dàng theo dõi và không cần khai thác. Điều này có nghĩa là Moissanite có lượng khí thải carbon nhỏ hơn và ít tác động đến môi trường hơn so với đá quý được khai thác tự nhiên.
Thế nên Moissanite dần được khai thác trong phòng thí nghiệm với nhiều ưu điểm hơn. Điều quan trọng là đá không có vấn đề gì ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc và ô nhiễm môi trường. Phổ biến như một chất thay thế cho kim cương, Moissanite hiện được sử dụng rộng rãi trong đồ trang sức và trang trí đồng hồ.

Đặc tính của đá Moissanite

Tính chất vật lý

Trên thế giới, có một hệ thống dữ liệu rất uy tín để các nhà nghiên cứu tham khảo, đó là Mindat. Đây là cơ sở dữ liệu khoáng sản trực tuyến, độc lập và phi thương mại, cung cấp nguồn tư liệu khoáng sản dồi dào và uy tín bậc nhất trên toàn cầu. Hệ thống đã liệt kê đặc điểm chi tiết của đá Moissanite như sau:
  • Tia sáng: Tia thủy tinh.
  • Độ trong: Trong suốt, không lẫn tạp chất.
  • Màu sắc: màu sắc đa dạng, từ xanh lá cây, xanh dương, vàng, đen, không màu… Tùy thuộc vào địa điểm tìm thấy và mức độ áp suất tác động lên viên đá.
  • Vết cắt: Màu xanh xám.
  • Độ cứng theo thang đo Mohs: 9.5.
  • Trọng lượng riêng (Tỉ trọng): 3.218 – 3.22g /cm3
  • Nhiệt độ nóng chảy: 2730 ° C (phân hủy)
Moissanite có độ cứng thấp hơn so với kim cương, nhưng chịu nhiệt trong không khí ổn định lại tốt hơn (lên đến 1127 °C, kim cương chỉ ở 837 °C).
Những đặc tính vật lý này về phương diện so sánh Moissanite và kim cương tự nhiên, thì độ tương đồng lên đến 98%. Sự tương đồng này chính là nguồn cơn của việc đánh giá sai lệch, nhầm lẫn rằng đây chính là kim cương tự nhiên trong thời gian đầu khi các nhà khoa học tìm thấy nó.
đá Mossinite là gì

Sự tương đồng giữa hình dạng của đá Moissanite và kim cương

Tính chất quang học

Đặc tính quang học của một viên đá quý cho ta biết màu sắc, độ tán sắc của nó trong môi trường tự nhiên. Điều này giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng tạo nên giá trị của một viên đá. Ở viên đá Moissanite các thông số quan trọng cần phải chú ý là:
  • Chỉ số khúc xạ, chiết suất (Refractive index): n(ω) = 2.616 – 2.757 n(ε) = 2.654 – 2.812
  • Khúc xạ đơn: Tia sáng không bị lệch, chiều lan tỏa của tia sáng sẽ đổi từ đậm đến nhạt theo màu của viên đá. (Khúc xạ đơn là đường đi của tia sáng gốc khi chiếu qua viên đá).
  • Khúc xạ kép: Tia sáng lệch 0.2 – 0.3 độ so với tia sáng ban đầu. Tia sáng cũng sẽ đổi từ đậm đến nhạt theo màu của viên đá (Khúc xạ kép chỉ tia sáng bị tách thứ hai khi ánh sáng mạnh chiếu qua viên đá).
  • Giá lưỡng chiết: δ = 0.038 (Giá trị nhằm đánh giá độ khúc xạ kép của viên đá trong điều kiện tự nhiên. Được ánh sáng mạnh chiếu vào).
  • Đá Moissanite có tính khúc xạ kép: 0.313 (dạng 6H)

Đá Moissanite có bao nhiêu loại?

Hiện nay đá Moissanite có đến 6 loại:
  • Đá Moissanite tự nhiên: thực chất loại đá này rất hiếm do được hình thành bởi vụn thạch học xuất phát từ các tiểu hành tinh và sao băng nên loại đá này dường như không phổ biến trên thị trường hiện nay.
  • Đá nhân tạo Moissanite: vì hiếm có nên đá Moissanite được nghiên cứu để sản xuất nhân tạo dựa trên các hợp chất đã tìm ra.Thông qua quá trình phân hủy nhiệt của cacbon và silic tại phòng thí nghiệm, sau đó được gia công mài cắt, dũa, đánh bóng đẹp như những viên kim cương tự nhiên. Và hiện nay các sản phẩm đa phần sử dụng loại đá quý tương tự kim cương này.
  • Đá Moissanite hỗn hợp: là sự kết hợp giữa cả đá tự nhiên và nhân tạo để có phân khúc giá dễ thở hơn so với đá thiên nhiên.
  • Đá Moissanite Mora: loại đá này được đánh giá là đắt tiền nhất, chỉ thay đá tự nhiên được sản xuất bởi công ty Amora Gems với công nghệ tối tân. Bởi vì đặc tính có độ cứng và độ sáng tương đương kim cương tự nhiên.
  • Đá Moissanite Forever One: Được sản xuất bởi công ty Charles & Colvard hàng đầu thế giới, vẫn sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại để cải tiến. Đây cũng là lựa chọn thay thế kim cương đáng giá.
  • Đá Moissanite NEO: được sản xuất bởi công ty NEO có độ sáng và đẹp mắt nhất thị trường.

Moissanite có phải là kim cương không?

Bản chất Moissanite không phải là kim cương. Hai loại đá quý này hoàn toàn khác nhau về mặt cấu tạo và nguồn gốc hình thành. Kim cương được cấu tạo từ carbon được khai thác tại các mỏ quặng kim cương tự nhiên. Còn Moissanite được cấu tạo từ Cacbua silic, được trồng bởi các chuyên gia trong các phòng thí nghiệm.
Ngoài ra, Moissanite còn có chỉ số khúc xạ cao hơn, nghĩa là nó tạo ra nhiều ‘lửa’ cầu vồng hơn kim cương khi ánh sáng chiếu vào bề mặt đá. Kim cương cũng cứng hơn về mặt vật lý so với Moissanite, có độ cứng 9,25 trên thang độ cứng Mohs so với mức 10 của kim cương.

Có nên đính đá Moissanite cho đồng hồ không?

Việc sử dụng đá Moissanite để chế tác đồng hồ ngày nay rất phổ biến và có nhiều lý do, bao gồm:
  • Độ cứng và bền vượt trội: Moissanite có độ cứng tương đương với kim cương tự nhiên với 9.25/10 thang đo Mohs, nên nó rất bền và khó bị trầy xước, mòn hoặc phai màu. Điều này giúp tăng tính bền và độ chính xác của các bộ phận đồng hồ và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
  • Độ sáng và bóng: Moissanite có khả năng phản chiếu ánh sáng rất tốt, mang lại sự sáng bật và bóng đẹp cho sản phẩm. Điều này giúp tạo ra các thiết kế đồng hồ sang trọng và đẳng cấp, thể hiện sự tinh tế và chất lượng của sản phẩm.
  • Tính độc đáo: Moissanite là một loại đá quý hiếm và độc đáo, cho phép chế tác viên sáng tạo và thiết kế các sản phẩm đồng hồ độc đáo và có giá trị cao.
  • Giá thành hợp lý: So với kim cương tự nhiên, Moissanite có giá thành thấp hơn nhiều, giúp giảm chi phí sản xuất đồng hồ. Điều này giúp tăng tính cạnh tranh và đưa sản phẩm đến với đại chúng rộng hơn.
Vì những lý do này, Moissanite được xem là một vật liệu lý tưởng để sử dụng trong chế tác đồng hồ, giúp tăng độ thẩm mỹ, tính bền, độ chính xác và giá trị của sản phẩm.

Vì sao nên chọn đá Moissanite trong chế tác đồng hồ?

Moissanite hội tụ trọn những ưu điểm của kim cương như độ cứng, độ lấp lánh và khó trầy xước, đồng thời có đa dạng màu sắc dễ phối cùng trang phục và các loại phụ kiện khác. Trong ngành chế tạo đồng hồ, đá Moissanite được ưa chuộng bởi 2 nguyên nhân sau:

Giá cả phải chăng

Đá Moissanite có mức giá thấp hơn 10 lần so với kim cương nhưng về màu sắc và độ sáng khá tương đồng nên loại vật liệu này được nhiều nhà sản xuất đồng hồ chọn sử dụng. Nhờ đó, các cỗ máy thời gian đính đá Moissanite vẫn đủ sự lấp lánh, kiêu sa mà giá rẻ hơn nhiều để người dùng dễ tiếp cận.

Chủ động trong sản xuất

Hiện nay, đá Moissanite hoàn toàn có thể được chế tạo nhân tạo mà không cần khai thác ngoài tự nhiên. Điều này cho phép các thương hiệu đồng hồ chủ động hơn trong việc sản xuất và chế tác cũng như hoạch định chi phí hợp lý. Đồng thời, nó không tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên được khai thác như đối với kim cương. Vậy nên, Moissanite hấp dẫn những người tìm kiếm sự lựa chọn hiện đại hướng tới cuộc sống xanh và muốn giảm tác động đến xã hội đối với các sản phẩm họ mua và sở hữu.
Dù không phải là đá quý tự nhiên, Moissanite vẫn được coi là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn sở hữu trang sức lấp lánh mà không phải bỏ ra số tiền lớn. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đá Moissanite.
Đánh giá post này

Tác giả

Chuyên sửa chữa đồng hồ, bảo dưỡng lau dầu, thay mặt kính, thay pin, thay dây, đánh bóng, thẩm định, thu mua đồng hồ cũ, đào tạo nghề uy tín.

Bệnh Viện Đồng Hồ JSC