Dạ quang đồng hồ là gì? 4 câu hỏi thường gặp về dạ quang đồng hồ
Trên thị trường hiện nay, dạ quang không chỉ là một tính năng hữu ích mà còn là một phần không thể thiếu của nhiều mẫu đồng hồ hiện đại. Cùng Bệnh Viện Đồng Hồ JSC tìm hiểu về dạ quang đồng hồ một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Dạ quang đồng hồ là gì?
Dạ quang đồng hồ là một loại chất liệu phát sáng được các nhà chế tác sử dụng trên các cọc số, kim chỉ giờ và các chi tiết khác trên mặt số đồng hồ, giúp người đeo quan sát thời gian dễ dàng trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc trong bóng tối.
Khi được chiếu trong môi trường có ánh sáng, các vật liệu dạ quang sẽ hấp thụ năng lượng từ nguồn sáng và sau đó phát tỏa năng lượng này dưới dạng sáng. Điều này tạo ra một hiệu ứng phát quang, giúp các chỉ số và kim chỉ trên mặt đồng hồ trở nên dễ nhìn hơn, cải thiện khả năng đọc giờ và tăng cường tính thẩm mỹ của đồng hồ.
Dạ quang đồng hồ thường có màu trắng, được phủ trên các kim, vòng số giờ, viền bezel, vòng ngoài, hay thậm chí cả toàn bộ mặt số đồng hồ tùy vào từng thương hiệu đồng hồ.
Lịch sử chất liệu dạ quang đồng hồ
Vào năm 1898, chất liệu dạ quang đầu tiên được sử dụng cho đồng hồ là chất phát quang phóng xạ radium/radioluminescence, được phát hiện bởi nhà khoa học Marie Curie. Tuy nhiên, radium/radioluminescence là một hợp chất vô cùng độc hại, là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh thế kỷ ung thư. Vì hợp chất này có thể dễ dàng thoát ra xâm nhập vào không khí và vào trong cơ thể người đeo đồng hồ.
Do đó, các loại dạ quang không độc hại hơn như Tritium, Super-LumiNova và LumiBrite đã ra đời, thay thế Radium.
Tính chất
-
Tính phát sáng: Dạ quang có khả năng hấp thụ ánh sáng và tỏa ra ánh sáng sau khi nguồn ánh sáng bị loại bỏ. Ngoài ra, dạ quang phát sáng nhưng không tạo nhiệt, được coi là một loại ánh sáng lạnh.
-
Khả năng tái sạc: Dạ quang có khả năng được sạc lại bằng cách tiếp xúc với nguồn ánh sáng, như ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng từ đèn.
-
Tính bền vững: Dạ quang có thể giữ được độ sáng trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được sạc. Thời gian tỏa sáng có thể kéo dài từ vài giờ đến vài giờ tùy thuộc vào loại dạ quang và mức độ sạc.
Các chất liệu dạ quang đồng hồ phổ biến hiện nay
Hàng thế kỷ qua, các nhà chế tác đồng hồ đã phải tìm tòi ra một chất liệu dạ quang mới để thay thế, mang lại sự an toàn tuyệt đối cho con người, mà hiệu quả mang lại vượt trội hơn. Sau đây là 3 chất liệu dạ quang đồng hồ được sử dụng phổ biến hiện nay:
Tritium
Tritium là một loại dạ quang tự nhiên. Nó đã được sử dụng trong đồng hồ từ những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, do tính phân rã của tritium, sự phát sáng của nó giảm theo thời gian. Mặc dù an toàn hơn Radium, nhưng vẫn có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, do đó cũng phải hạn chế sử dụng.
Lân quang
Lân quang là ánh sáng phát quang giống như ánh sáng lân tinh, phát ra bởi các hợp chất của photpho khi phản ứng hóa học oxi hóa trong không khí, được tạo ra bởi hợp chất hóa học của kim loại chuyển tiếp hoặc đất hiểm. Các loại lân quang được tạo ra và sử dụng phổ biến hiện nay chính là NoctiLumina, Nautilite, LumiBrite, SuperLumiNova,…
SuperLumiNova
SuperLuminova là loại lume thông dụng nhất, được sử dụng cho cả đồng hồ Nhật Bản và Thuỵ Sĩ, là một phát minh của công ty Nemoto vào năm 1993. Loại chất liệu này cần hấp thụ ánh sáng để sạc và có thời gian phát quang ngắn hơn Tritium nhưng sẽ không bị cạn năng lượng và không gây hại cho sức khỏe con người.
Những câu hỏi phổ biến về dạ quang đồng hồ
Sau đây là 4 câu hỏi thường gặp ở người dùng khi sử dụng đồng hồ có dạ quang trên mặt số:
Dạ quang đồng hồ sáng sáng được bao lâu?
Tùy vào khoảng thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, dạ quang đồng hồ có thể phát quang trong khoảng 5-10 tiếng.
Về nguồn sáng: Hiệu ứng phát sáng của các loại dạ quang đều được sinh ra từ ánh sáng tìm hoặc tia cực tím. Chính vì vậy, thời gian sạc cũng bị chịu tác động lớn bởi chất lượng của nguồn và ánh sáng mặt trời đối bất cứ loại chất dạ quang đồng hồ nào.
Về chất liệu dạ quang:
- Tritium: Tuổi thọ trung bình của tritium khoảng 12,3 năm, có thể kéo dài đến 25 năm, phát quang liên tục.
- Lân quang: Thời gian phát sáng của Lân Quang sẽ khoảng 3 đến 5 giờ.
Đồng hồ hoặc các phụ kiện dạ quang có thể phát sáng trong bóng tối nhờ vào các vật liệu chứa chất phát quang. Vậy làm thế nào để dạ quang phát sáng lâu hơn? Bạn có thể đọc thêm bài viết ‘Cách làm dạ quang phát sáng lâu‘ để tìm câu trả lời nhé!
Tại sao đồng hồ bị yếu dạ quang sau một thời gian sử dụng?
Nước, độ ẩm, nhiệt độ chính là 3 lý do chính làm yếu đi sự phát sáng của dạ quang.
-
Khi đồng hồ bị vào nước hoặc hơi nước xâm nhập sẽ làm dạ quang bị yếu dần, bị rửa trôi hoặc chết sáng. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể xem thêm bài viết nguyên nhân khiến đồng hồ bị vào nước.
-
Cho đồng hồ tiếp xúc trong môi trường có nhiệt độ nóng lạnh thất thường, cũng sẽ làm xuất hiện hiện tượng ngưng tụ hơi nước, khiến mặt trong đồng hồ bị hấp hơi nước và chất liệu dạ quang cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, dạ quang trong đồng hồ sẽ yếu dần đi nếu đồng hồ ít được tiếp xúc với ánh sáng hoặc bị cất trong hộp kín quá lâu.
Loại dạ quang nào mạnh nhất?
Loại dạ quang của lân quang sẽ phát quang mạnh nhất, nhưng chỉ phát sáng trong khoảng 2- 10 tiếng là chúng sẽ tắt dần và cần nạp thêm nguồn sáng. Vì thế lân quang thường được sử cho các dòng đồng hồ có hoạt động ngoài trời lẫn nơi tối tăm như dòng đồng hồ thợ lặn, đồng hồ thể thao.
Làm thế nào để sạc dạ quang trên đồng hồ?
Để sạc lại dạ quang đồng hồ, hãy làm theo 3 cách thông dụng ngay sau đây nhé:
-
Hấp thụ năng lượng mặt trời: Đặt đồng hồ dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng tự nhiên trong ít nhất 1-2 giờ. Ánh sáng sẽ được hấp thụ bởi các vật liệu dạ quang trên đồng hồ.
-
Sử dụng đèn UV: Nếu đồng hồ của bạn không nhận ánh sáng mặt trời, bạn có thể sử dụng một đèn UV nhỏ để chiếu sáng trực tiếp lên khu vực dạ quang trên đồng hồ. Hãy nhớ giữ đèn cách đồng hồ khoảng 5-10cm và chiếu sáng trong khoảng 5-10 phút.
-
Sạc qua đèn phòng: Bạn cũng có thể sử dụng đèn phòng trong nhà để sạc dạ quang. Đặt đồng hồ dưới ánh sáng đèn phòng trong khoảng 8-12 giờ, tùy thuộc vào cường độ sáng của đèn.
Lưu ý: Bạn không nên sạc bằng các loại đèn sưởi, đèn hồng ngoại, đèn phát nhiệt vì bước sóng và nhiệt độ của các loại đèn này sẽ phá hủy bộ máy của đồng hồ.
Đoạn kết
Bài viết đã giải đáp mọi thắc mắc về dạ quang trong đồng hồ, từ tính chất cho đến ứng dụng thực tế. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính năng này và lựa chọn cho mình một chiếc đồng hồ phản quang phù hợp.