Chronometer là gì? Lịch sử và các chứng nhận đồng hồ chuẩn Chronometer

Tác giả: Bệnh Viện Đồng Hồ JSC Ngày đăng: 4 tháng trước Lượt xem: 113 Chuyên mục: Thuật ngữ đồng hồ

Để được xem là đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp thì một chiếc đồng hồ không thể thiếu tiêu chuẩn hàng đầu chronometer. Vậy chronometer là gì? Cùng Bệnh Viện Đồng Hồ JSC tìm hiểu tiêu chuẩn này trong bài viết nhé!

Chronometer là gì?

Chronometer là một tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của một chiếc đồng hồ. Đặc biệt, tất cả đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp đều phải đáp ứng được tiêu chuẩn này và được công nhận bởi COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) – tổ chức chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đồng hồ.
khái niệm chronometer

Giấy chứng nhận COSC

Để đạt được tiêu chuẩn chất lượng này, một chiếc đồng hồ phải trải qua một loạt các bài kiểm tra nghiêm ngặt tại 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau trong suốt 15 ngày liên tục.

Lịch sử hình thành đồng hồ chronometer

Thuật ngữ “đồng hồ Chronometer” được đề xuất bởi Jeremy Thacker tại Beverley, Anh vào năm 1714. Không chỉ thế, thuật ngữ này cũng mô tả thiết bị đo thời gian hàng hải được sử dụng để điều hướng thiên văn và xác định kinh độ. Sau khi bộ máy đồng hồ được cải tiến, các cuộc kiểm tra về độ chính xác được tiến hành tại các đài quan sát thiên văn ở Châu Âu như: Đài thiên văn Neuchâtel, Đài thiên văn Geneva, Đài thiên văn Besançon và Đài thiên văn Kew và các đài quan sát đã chứng nhận chất lượng của đồng hồ cơ.
Các cuộc thử nghiệm này kéo dài từ 30 đến 50 ngày tại 5 vị trí và các mức nhiệt độ khác nhau và có ít đồng hồ vượt qua được những bài kiểm tra này vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, các cuộc thi do các đài thiên văn tổ chức đã dừng lại do sự xuất hiện của bộ máy đồng hồ thạch anh. Đến năm 2009, Bảo tàng Đồng hồ Le Locle đã tiến hành một cuộc thử nghiệm mới dựa trên chứng nhận ISO 3159.

TOP 7 tiêu chí để đạt chuẩn chronometer

Để được chứng nhận COSC, những chiếc đồng hồ sẽ được đưa đến trụ sở về thử nghiệm và đánh giá. COSC sẽ sử dụng camera, máy phân tích dữ liệu và hai đồng hồ nguyên tử chính xác tuyệt đối để tiến hành các thử nghiệm này.
Thông qua những dữ liệu được phân tích, một chiếc đồng hồ đạt chuẩn chronometer cần đạt được 7 tiêu chí sau:
  • Tốc độ trung bình hàng ngày: Sau 10 ngày thử nghiệm, đồng hồ chỉ được phép có sai số từ -4 đến +6 giây/ngày.
  • Trung bình, COSC đo lường sự thay đổi của đồng hồ tại 5 vị trí khác nhau hàng ngày, bao gồm 2 vị trí theo chiều ngang và 3 vị trí theo chiều dọc. Trong vòng 10 ngày, sai số không được vượt quá 2 giây.
  • Tốc độ thay đổi tối đa tại 5 vị trí khác nhau không được quá 5 giây/ngày.
  • Đối với sự chênh lệch giữa tốc độ trung bình theo chiều dọc và chiều ngang, độ lệch phải nằm trong khoảng từ -6 đến +8 giây.
  • Chênh lệch giữa tốc độ tối đa trong ngày và tốc độ trung bình không được vượt quá 10 giây/ngày.
  • Đồng hồ đã được thử nghiệm ở 8°C và 38°C; sai số thời gian không được vượt quá 0,6 giây mỗi ngày.
  • Lỗi tiệm cận: Xác định bằng sự khác biệt giữa tốc độ trung bình của ngày 2 ngày trước và 2 ngày sau khi thử nghiệm, với độ lệch không vượt quá 5 giây.

Các chứng nhận đồng hồ chronometer

Chứng nhận chronometer sẽ được các tổ chức uy tín kiểm tra và đánh giá đồng hồ mới có được. Cụ thể có 7 tổ chức sau đây:

ISO 3159

ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế), một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1947 và hiện đã có hơn 150 quốc gia thành viên. ISO 3159 là một tiêu chuẩn quy định về kiểm soát và chứng nhận chính thức cho đồng hồ và bộ máy đồng hồ.
chứng nhận chronometer ISO 3159

Giấy chứng nhận ISO 3159

Tiêu chuẩn này yêu cầu việc kiểm soát và cấp giấy chứng nhận chính thức phải được thực hiện bởi cơ quan trung lập có thẩm quyền. Thử nghiệm ISO 3159 quy định rằng một bộ máy của đồng hồ Chronometer phải đạt được độ chính xác từ -4 đến +6 giây mỗi ngày.

Chứng nhận COSC

Tại Thụy Sĩ, chứng nhận cho thiết bị đo thời gian sẽ được thực hiện bởi COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) từ năm 1979. COSC là một tổ chức độc lập và phi lợi nhuận, không phụ thuộc vào sự kiểm soát của chính phủ Thụy Sĩ và không nhận được hỗ trợ tài chính từ họ. Đặc biệt bộ máy của đồng hồ sẽ được kiểm tra tại các phòng thí nghiệm thử nghiệm tại Geneva, Le Locle và Biel.
Hiện nay, quy trình thử nghiệm chứng nhận COSC thường áp dụng cho các đồng hồ được sản xuất và lắp ráp tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của họ cũng được định nghĩa theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO hoặc DIN. Trong đó, tiêu chuẩn Chronometer tương đương với tiêu chuẩn ISO 3159 cho máy cơ và ISO 10.553:2003 cho máy pin.

Chứng nhận SLET và SLME

Kể từ năm 2006, chứng nhận đồng hồ Chronometer đã được thực hiện bởi LMET và SLME theo tiêu chuẩn DIN 8319, đặc biệt là tại Sternwarte Glashütte (Đài quan sát Glashütte) được phục hồi bởi Wempe, Đức.
Tại Đài quan sát Glashütte này, chỉ những chiếc đồng hồ hoàn chỉnh với cơ chế đặt lại số 0 của kim giây mới được kiểm tra. Điều này đối lập với COSC, nơi chỉ kiểm tra bộ máy và chỉ sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm.

Grand Seiko Chronometer Standard

Các bộ máy của Grand Seiko trước khi ra mắt thị trường đã được trải qua các cuộc thử nghiệm nội bộ để đảm bảo đạt được tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Từ năm 1998, tiêu chuẩn “Grand Seiko Standard” đòi hỏi một bộ máy phải có sai số từ -3 đến +5 giây mỗi ngày.
chứng nhận Grand Seiko Special Standard

Giấy chứng nhận Grand Seiko Special Standard

Trong khi đó, tiêu chuẩn “Grand Seiko Special Standard” có yêu cầu cao hơn từ -2 đến +4 giây mỗi ngày. Và các bộ máy của Grand Seiko được kiểm tra trong 17 ngày tại sáu vị trí khác nhau.

Tiêu chuẩn Qualité Fleurier

Một loại kiểm tra mới được thực hiện tại Fleurier Thụy Sĩ có tên gọi là Qualité Fleurier, đã vượt trên các tiêu chuẩn của cuộc kiểm tra COSC. Không chỉ tập trung vào độ chính xác, Qualité Fleurier còn đánh giá cả thiết kế, sản xuất, lắp ráp và kiểm soát chất lượng phải được thực hiện tại Thụy Sĩ.
Tiêu chuẩn Qualité Fleurier

Giấy chứng nhận Qualité Fleurier

Sau khi đạt chứng nhận COSC, bộ máy sẽ trải qua kiểm tra độ bền lão hóa Chronofiable tại phòng thí nghiệm Dubois SA ở La Chaux-de-Fonds. Cuối cùng, vỏ đồng hồ sẽ được thử nghiệm trên máy mô phỏng Fleuritest trong vòng 24 giờ.

Rolex Superlative Chronometer

Rolex sử dụng thuật ngữ “Superlative Chronometer” để chỉ một chiếc đồng hồ có bộ máy được chứng nhận bởi COSC và đã vượt qua các bài kiểm tra về khả năng dự trữ năng lượng, tự động lên dây và khả năng chống nước.
Rolex Superlative Chronometer

Đồng hồ Rolex Superlative Chronometer

Năm 2015, Rolex đã đặt ra một yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các chuyển động Superlative Chronometer là -2 đến +2 giây mỗi ngày và bộ máy đầu tiên đạt được chứng nhận này là Rolex 3255.

Chứng nhận Master Chronometer của METAS

Năm 2015, Omega đã ra mắt chứng nhận Master Chronometer mới dành cho các chiếc đồng hồ có vỏ tiếp xúc với từ trường. Quy trình kiểm tra này của chứng nhận METAS bao gồm 8 bài kiểm tra sẽ được thực hiện trong khoảng 10 ngày.
Chứng nhận Master Chronometer của METAS

Chứng nhận Master Chronometer của METAS

Mục tiêu của các bài kiểm tra là để đảm bảo rằng đồng hồ có thể giữ độ chính xác trong khoảng 0 đến +5 giây mỗi ngày dưới mọi điều kiện. Tuy nhiên, trước khi tham gia vào quá trình kiểm tra METAS, đồng hồ phải đã vượt qua các bài kiểm tra từ COSC.

Một số câu hỏi thường gặp

Làm sao biết đồng hồ có chuẩn Chronometer?

Để nhận biết đồng hồ chuẩn chronometer, bạn hãy quan sát mặt số, vỏ hoặc bộ máy đã được khắc dòng chữ “Superlative Chronometer Officially Certified” cùng với đó là giấy chứng nhận đi kèm bên trong.
đồng hồ chuẩn chronograph

Bộ máy đồng hồ chronograph sẽ được khắc dòng chữ “Superlative Chronometer Officially Certified”

Đôi khi cùng mẫu mã và cùng thương hiệu những tùy chiếc có được chứng nhận và có loại không được chứng nhận, nên bạn hãy hỏi kỹ trước khi mua nhé! Một số thương hiệu ngày nay được cấp giấy chứng nhận chronometer như: Rolex, Breitling, Omega, Panerai hay TAG Heuer.

Đồng hồ chuẩn Chronometer có đắt không?

Đồng hồ chuẩn chronometer có giá thành đắt hơn so với các phiên bản khác vì chúng đạt được 7 tiêu chí của bài kiểm tra. Đặc biệt còn có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn các các tổ chức uy tín nên có độ chính xác cực kỳ cao và cũng như chất lượng vô cùng tốt.

Thuật ngữ Chronometer và Chronograph có gì khác nhau?

Chronograph là một tính năng trong đồng hồ cho phép người sử dụng đo thời gian thông qua nút bấm. Tính năng này bao gồm đo thời gian chạy, đo thời gian trôi qua, và thậm chí cả tính tốc độ hoặc khoảng cách dựa trên thời gian. Bạn có thể đọc bài viết đồng hồ Chronograph là gì để biết thêm về thuật ngữ này nhé!
Còn chronometer là một thuật ngữ dùng để chỉ chiếc đồng hồ có độ chính xác cao và đã được chứng nhận bởi tổ chức chính thức như COSC. Để được chứng nhận này thì đồng hồ phải trải qua nhiều bài kiểm tra nghiêm ngặt.

Kết luận

Sở hữu một chiếc đồng hồ chronometer không chỉ đảm bảo bạn có một công cụ đo thời gian đáng tin cậy mà còn thể hiện sự đẳng cấp và phong cách của bạn. Với những thông tin chi tiết đã được Bệnh Viện Đồng Hồ JSC cung cấp, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về chronometer là gì. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp!
Đánh giá post này

Tác giả

Chuyên sửa chữa đồng hồ, bảo dưỡng lau dầu, thay mặt kính, thay pin, thay dây, đánh bóng, thẩm định, thu mua đồng hồ cũ, đào tạo nghề uy tín.

Bệnh Viện Đồng Hồ JSC