Các chứng chỉ và con dấu đánh giá chất lượng cho đồng hồ đeo tay Thụy Sỹ

Tác giả: Bệnh Viện Đồng Hồ JSC Ngày đăng: 9 tháng trước Lượt xem: 399 Chuyên mục: Kiến thức đồng hồ


COSC, Geneva Seal, Fleurier Quality Foundation, tiêu chuẩn ISO… Các nhà sản xuất đồng hồ chứng thực sản phẩm của họ với các chứng nhận khác nhau để thể hiện cam kết về chất lượng. Các chứng nhận này đề cập đến nhiều khía cạnh của chất lượng, liên quan đến các tiêu chí khác nhau như độ chính xác, độ bền, tính thẩm mỹ hoặc thậm chí xuất xứ. Bài viết này cung cấp một hướng dẫn về các dấu chứng nhận chất lượng đồng hồ.

LỊCH SỬ RA ĐỜI CÁC GIẤY CHỨNG NHẬN

Từ rất sớm, trước cả khi tiếp thị hoặc quảng cáo được lý thuyết hóa, các nhà sản xuất đồng hồ đã làm việc để xây dựng danh tiếng về chất lượng xung quanh các sản phẩm và tên tuổi của họ. Khái niệm về phép đo thời gian thực sự phát triển trong thế kỷ 18, khi những người du lịch đường dài cần những chiếc đồng hồ chuẩn để xác định vị trí của họ trên biển một cách đáng tin cậy. Làm ra những đồng hồ chính xác đã trở thành một chủ đề cạnh tranh giữa các nhà sản xuất đồng hồ, đặc biệt tại các đài thiên văn, nơi được thành lập như những đơn vị bảo đảm độ chính xác của thời gian. Có sự cạnh tranh khốc liệt tại các cuộc thi và cùng với các giải thưởng tại các triển lãm quốc tế, các giải thưởng đạt được tại Geneva, Neuchatel, Besançon hoặc Kew thường được sử dụng cho mục đích xã hội.

Các cuộc thi đài thiên văn đã kết thúc vào đầu những năm 1970, với sự ra đời của đồng hồ thạch anh. COSC (Contrôle Officiel Suisse des ChronomètresViện kiểm tra Chronometer Thuỵ Sỹ chính thức) được thành lập vào năm 1973, bao gồm các phòng thí nghiệm và đài thiên văn độc lập của Thụy Sĩ, có chức năng xác định các tiêu chí để đáp ứng cho một bộ máy được cấp giấy chứng nhận chronometer.

Mặt khác, trong số những chứng nhận sớm nhất, Geneva Seal nổi tiếng được tạo ra vào năm 1886, chứng nhận này xác định tiêu chuẩn chất lượng cao cho sản xuất đồng hồ, chủ yếu là hoàn thiện và trang trí bộ máy, cùng với một số thông số kỹ thuật về thiết kế kỹ thuật. Nhưng trên hết, nó nhằm mục đích bảo vệ các nhà sản xuất Geneva, vì chứng nhận này được dành riêng cho những chiếc đồng hồ được sản xuất tại khu vực Geneva.

BẠN ĐỊNH NGHĨA NHƯ THẾ NÀO VỀ CHẤT LƯỢNG?

Trong những năm qua, các nhà sản xuất đồng hồ đã tranh luận về sự cần thiết của một định nghĩa về chất lượng – và tất nhiên, không có câu trả lời duy nhất. Điều này đã dẫn đến việc tạo ra các chứng chỉ khác nhau, giải quyết các khía cạnh khác nhau về chất lượng. Trong số các tiêu chí khác nhau được đánh giá, một số có liên quan đến thiết kế đồng hồ trong khi những tiêu chí khác liên quan trực tiếp đến hiệu suất của từng chiếc được sản xuất. Chất lượng khởi đầu với một thiết kế tốt, từ khi bắt đầu phát triển sản phẩm đến triển khai trong toàn bộ quá trình sản xuất và toàn bộ công ty.

Các quy định khác nhau được sử dụng để kiểm soát thiết kế và áp dụng cho các quy trình phát triển sản phẩm. Các quy định này có thể áp dụng cho khía cạnh kỹ thuật hoặc thẩm mỹ của đồng hồ hay các thành phần khác của nó. Ví dụ, các bộ máy phải được hoàn thiện và trang trí một cách tinh xảo để có được Geneva  Seal hoặc Fleurier Quality Foundation. Nguyên mẫu sẽ được đệ trình và thử nghiệm để các tổ chức phê duyệt thiết kế và chất lượng tổng thể của sản phẩm. Ngoài các yêu cầu nội bộ, chứng nhận Chronofiable Certification được sử dụng rộng rãi tập trung vào độ bền và độ tin cậy của đồng hồ thông qua mô phỏng đeo vài tháng. Các thủ tục kiểm tra như vậy sẽ làm hỏng đồng hồ, nên chúng không thể được thực hiện trên toàn bộ dây chuyền sản xuất.

Các bài test Chronofiable được thực hiện bởi Labouratoire Dubois. Chu kỳ lão hóa bao gồm bài test những cú sốc gián tiếp cũng như sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.

Sau giai đoạn phát triển, các hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo rằng việc tuân thủ từng yêu cầu của hãng. Nhiều khía cạnh chất lượng được kiểm tra và cuối cùng được chứng nhận cho từng chiếc đồng hồ được sản xuất. Chúng bao gồm chi tiết, độ chính xác, khả năng chống nước, dự trữ năng lượng và các chức năng của đồng hồ.

COSC và CÁC CHỨNG NHẬN KHÁC

Chứng Nhận COSC

COSC là tổ chức chứng nhận đồng hồ nổi tiếng nhất, với hơn 1 triệu đơn vị được kiểm tra mỗi năm (toàn bộ quá trình sản xuất Rolex và gần như tất cả đồng hồ Omega đều trải qua quy trình kiểm tra này, chỉ tính riêng 2 thương hiệu này đã lên đến con số trên 1,5 triệu chiếc được kiểm tra). COSC đang kiểm tra độ chính xác của các bộ máy ở tình trạng không vỏ, chứng chỉ chronometer được cung cấp duy nhất cho những cố máy được thử nghiệm. Tiến trình thử nghiệm kéo dài 16 ngày, chịu đựng những sai lệch sau đây đối với các bộ máy cơ học:

Bảng tổng hợp các mức độ chịu đựng của COSC. Bộ máy được thử nghiệm ở 5 vị trí và ở nhiệt độ khác nhau. Chỉ có bộ máy đáp ứng các tiêu chí chính xác được thiết lập theo tiêu chuẩn ISO3159 mới được cấp chứng nhận chronometer chính thức.

Do đó COSC chứng nhận cho bộ máy (chứ không phải toàn bộ chiếc đồng hồ) hoạt động trong phạm vi chính xác xác định tại một thời điểm nhất định trong toàn bộ vòng đời của nó. Điều gì xảy ra sau đó, đặc biệt là khi bộ máy được lắp ráp vào vỏ, không được đảm bảo.

Một mẫu của chứng nhận COSC

Các chứng chỉ đo thời gian khác kiểm tra các bộ máy có bao gồm vỏ, vì các hoạt động được thực hiện sau khi bộ máy được thử nghiệm tại COSC có thể làm thay đổi hiệu suất của chúng. Đây là trường hợp cho các chứng chỉ của Đài quan sát Besançon hoặc Glasshütte.

Tiêu chuẩn mức chịu đựng của COSC theo thời gian sẽ được coi là một tiêu chuẩn công nghiệp. Ngay cả khi chúng không thường xuyên được chứng nhận chính thức, các bộ máy được tin cậy và sử dụng rộng rãi như ETA2892 hoặc ETA7750 có thể dễ dàng được tinh chỉnh độ chính xác như ở cấp COSC. Đây là một lý do tại sao các thương hiệu cao cấp Haute Horlogerie hiếm khi sử dụng chứng nhận COSC, chứng chỉ này khả năng chỉ dùng với các thương hiệu ở mức giá thấp hơn. Một cách ngẫu nhiên, một số thương hiệu như Seiko, Richard Mille hay Ulysse Nardin đã tạo ra các chứng chỉ đo thời gian của riêng họ – chặt chẽ hơn COSC – trên một số đồng hồ của họ.

Geneva Seal (Poinçon de Genève)

Hallmark of Geneva (poinçon de Genève) chứng nhận sự tuân thủ các truyền thống của tay nghề vùng Geneva. Văn phòng của nó ngày nay là một phần của TIMELAB – Phòng thí nghiệm đo lường thời gian và kỹ thuật Vi mô Geneva. Để được trao chứng nhận, công ty ứng cử viên phải được đăng ký tại Geneva, bộ máy cũng phải được tiến hành lắp ráp, điều chỉnh và lắp vỏ hay bất kỳ mô-đun cơ khí bổ sung nào, cũng như kiểm tra vỏ đồng hồ tại Geneva.

Thông số kỹ thuật sản xuất và hoàn thiện áp dụng nghiêm ngặt cho từng thành phần, để đảm bảo sự hoàn thiện cao cấp và độ tin cậy lâu dài. Bộ máy, các mô-đun bổ sung và các bộ phận bên ngoài của đồng hồ phải được sự chấp thuận của ủy ban kỹ thuật. Năm 2012, Geneva Seal đã phát triển đáng kể, với những bổ sung đáng chú ý. Đặc biệt, tất cả các đồng hồ hoàn chỉnh phải tuân thủ các tiêu chí được xác định. Những yêu cầu mới này bao gồm kiểm tra khả năng chống nước, tần số dao động, các chức năng và dự trữ năng lượng của đồng hồ.

Những thay đổi này diễn ra vài năm sau khi Patek Philippe tuyên bố sẽ thiết lập nhãn hiệu chất lượng của riêng mình, kết hợp các tiêu chí bổ sung tốt nhất của Geneva Seal khá giống với các tiêu chí được thêm vào bởi bản cập nhật 2012.

Một chiếc đồng hồ Vacheron Constantin mang dấu Geneva Seal. Trong số các nhà sản xuất đồng hồ thường xuyên gửi đồng hồ đến chứng nhận Geneva Seal cũng có Cartier, Chopard, Roger Dubuis và Ateliers de Monaco.

Fleurier Quality Foundation (FQF)

Chứng nhận chất lượng Fleurier được tạo ra vào năm 2001 bởi Chopard, Parmigiani và Bovet, sau đó được tham gia bởi Vaucher Manufacture (một nhà sản xuất bên ngoài làm việc cho một số thương hiệu). Lợi ích của nó nằm ở chỗ nó bao gồm các tiêu chí và giai đoạn thử nghiệm toàn diện, để đảm bảo đồng thời về mặt kỹ thuật, chất lượng hoàn thiện cao và kiểm soát độ chính xác, mạnh mẽ của mỗi chiếc đồng hồ. Các bài kiểm tra Qualité Fleurier thực sự là bài kiểm tra tổng thể nhất vào năm 2001 và đã truyền cảm hứng cho các bài kiểm tra và chứng chỉ chất lượng khác, hiện đã tăng đến mức độ nghiêm ngặt tương tự.

Cỗ máy Fleuritest tại Fleurier Quality Foundation mô phỏng các chuyển động của người đeo trong suốt 24 giờ.

Để nhận được chứng nhận Chất lượng Fleurier, đồng hồ phải được sản xuất 100% tại Thụy Sĩ. Đối với giai đoạn phát triển sản phẩm, chất lượng hoàn thiện của nó được xác nhận bởi Fleurier Quality Foundation trong khi hạng mục kỹ thuật của nó được kiểm tra bằng thử nghiệm Chronofiable. Về phía sản xuất, mọi bộ máy và mọi chiếc đồng hồ phải vượt qua thành công các thử nghiệm COSC và Fleuritest.

Một chiếc L.U.C Chopard, với chứng nhận Qualité Fleurier

Metas & Master Chronometer

Vào năm 2014, Omega đã làm việc với Viện Đo lường Liên bang Thụy Sĩ (Swiss Federal Institute for Metrology – METAS) để thiết lập một chứng nhận mới, độc lập, cho đồng hồ cơ xa hơn khi giới thiệu Master Chronometer. Để có được cái tên Master Chronometer, chiếc Omega này phải đạt các tiêu chuẩn: bộ máy phải đạt chứng chỉ COSC, vượt qua các bài kiểm tra tái tạo điều kiện đeo ngoài đời thực và chứng minh khả năng chống nước và từ trường. Cụ thể, chức năng của từng bộ máy và từng chiếc đồng hồ được kiểm tra cho từ trường lớn hơn 15.000 Gauss. Độ chính xác trung bình hàng ngày phải nằm trong khoảng từ 0 đến + 5 giây/ngày trước và sau khi tiếp xúc với từ trường.

CHỨNG NHẬN RIÊNG CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU

Để nhấn mạnh tiêu chuẩn chất lượng của mình trong khi nổi bật giữa đám đông, một số thương hiệu đã phát triển chứng nhận của riêng họ. Mặc dù rất khó để kể ra tất cả các chứng nhận riêng hiện có, chúng tôi xin kể ra vài cái tên nổi bật:

Chứng nhận Patek Philippe

Chứng nhận Patek Philippe đã được tạo ra vào năm 2009. Thương hiệu muốn xác định tiêu chuẩn xuất sắc của riêng mình. Trước đó Patek Philippe là một trong những nhà sản xuất sử dụng và quảng bá lớn nhất cho Geneva Seal trong nhiều năm, hãng này có lẽ cảm thấy nó thiếu một số yêu cầu về hiệu suất. Những nhà sản xuất mới tham gia ‘Poinçon de Genève, cũng có thể là một động lực để bước ra ngoài. Lý do cuối cùng, các cơ sở sản xuất mới của Patek Philippe nằm bên ngoài Geneva sẽ không tương thích với yêu cầu về xuất xứ của Geneva Seal. Là sự kết hợp những gì tốt nhất của Geneva Seal như tiêu chuẩn hoàn thiện, Patek Philippe Seal áp dụng cho toàn bộ đồng hồ, không chỉ với bộ máy (thứ mà Geneva Seal hiện cũng kết hợp.), đồng thời nó bao gồm một số bài kiểm tra hiệu suất như độ chính xác về biên độ dao động.

Patek Philippe Seal được khắc trên bộ máy đồng hồ.

Được tạo ra vào năm 2004, Jaeger-Lecoultre 1000 giờ liên quan đến một cuộc thử nghiệm kéo dài gần 6 tuần. Độ chính xác của đồng hồ được kiểm tra ở các vị trí và nhiệt độ khác nhau. Khả năng dự trữ năng lượng và chống nước của đồng hồ cũng được thử nghiệm. Trong số các thử nghiệm khác, một chiếc máy mô phỏng sự hao mòn hàng ngày và đảm bảo rằng tất cả các bộ phận đều được nằm cố định một cách an toàn. Theo cách tương tự, Montblanc đã thực hiện chứng chỉ chất lượng 500 giờ trên một phần sản xuất của mình.

“Chất lượng không phải là một hành động, nó là một thói quen” – Aristotle

Đương nhiên, chứng nhận chất lượng đôi khi là một khía cạnh của marketing. Nhưng việc đưa sự sản xuất của mình lên 1000 giờ kiểm soát hoặc theo các tiêu chuẩn của FQF hoặc Geneva Seal không phải là một con đường dễ dàng. Chứng nhận duy trì môi trường để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu. Nó chứng minh rằng một thương hiệu tuân theo một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, chính thức.

Nhãn màu xanh lá cây Superlative Chronometer đi kèm với mọi chiếc đồng hồ Rolex đã trải qua một loạt các bài test theo tiêu chí riêng của Rolex (khả năng chống nước, dự trữ năng lượng, v.v.) ngoài chứng nhận COSC chính thức cho bộ máy đồng hồ. Ngoài con dấu, sự cam kết chất lượng lâu dài và sâu sắc của mình đã khiến Rolex trở thành một chuẩn mực về độ tin cậy, cho phép hãng hiện cung cấp bảo hành 5 năm hàng đầu trong ngành cho tất cả các mẫu đồng hồ được bán ra.

5/5 - (427 bình chọn)

Tác giả

Chuyên sửa chữa đồng hồ, bảo dưỡng lau dầu, thay mặt kính, thay pin, thay dây, đánh bóng, thẩm định, thu mua đồng hồ cũ, đào tạo nghề uy tín.

Bệnh Viện Đồng Hồ JSC