Nguyên Nhân Và Cách Sửa Đồng Hồ Cơ Bị Chết Hiệu Quả
Bỗng nhiên một ngày, chiếc đồng hồ cơ của bạn dừng chạy mà không biết nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh Viện Đồng Hồ để tìm hiểu rõ các thông tin về đồng hồ cơ bị chết nhé!
Nguyên nhân nào khiến đồng hồ cơ bị chết?
Đồng hồ cơ bị chết có thể là do 4 nguyên nhân sau đây:
Đồng hồ chết do kẹt quả văng
Quả vằng bị kẹt sẽ không thể quay khi người dùng chuyển động, do đó không thể tích cót cho đồng hồ.
Đây là nguyên nhân thường thấy khi đồng hồ bị chết do tích cót yếu, có thể là do khô dầu vòng bi quả văng, hoặc do thợ lắp quả văng chưa chuẩn dẫn tới quả văng bị chạm vào mặt đáy đồng hồ. Trường hợp này thì cần chấm dầu vòng bi hoặc lắp lại quả văng là được.
Đồng hồ cơ bị chết do máy đồng hồ khô dầu
Máy bị khô dầu thường là do máy sử dụng thời gian đã lâu không được bảo dưỡng. Cũng có thể do nguyên nhân khác là máy bị tháo ra ở nơi không đủ tiêu chuẩn để bụi vào máy. Trường hợp này chỉ cần lau dầu bảo dưỡng lại máy là được.
Đồng hồ cơ bị chết do lỗi bộ tự động
Bộ tự động là hệ thống lên cót tự động cho đồng hồ cơ, tùy vào từng loại máy đồng hồ khác nhau mà bộ tự động cũng đc thiết kế khác nhau. Có thể là bộ tự động 1 chiều, bộ tự động 2 chiều, bộ tự động 1 bánh xe, bộ tự động 2 bánh xe, bộ tự động càng cua,….. Nếu gặp phải trường hợp này thì cần tìm hiểu chi tiết xem bộ tự động bị lỗi bộ phận nào và thay thế bộ phận đó máy của bạn sẽ ổn định lại.
Đồng hồ bị chết do lỗi hộp cót
Với đồng hồ tự động, có cơ chế cá trượt, chống đứt cót trong hộp cót, tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, cá trượt này có thể bị mòn, dẫn tới cá bị trượt sớm hơn bình thường làm giảm khả năng trữ cót của đồng hồ. Ngoài ra hộp cót cũng có thể gặp các lỗi khác như lỗi dây cót, lỗi răng hộp cót. Trường hợp này chỉ có 1 cách xử lý duy nhất là mang ra các cơ sở uy tín để thay hộp cót mới.
Cách sửa đồng hồ cơ bị chết đơn giản chỉ với vài bước
Với các nguyên nhân dẫn đến đồng hồ cơ bị chết trên thì có 2 cách sửa khác nhau giữa 2 dòng máy:
Cách sửa đồng hồ cơ chết vặt Handwinding
Cách sửa đồng hồ cơ chết vặt Handwinnding (đồng hồ cơ lên dây): Bạn có thể giữ nguyên núm chỉnh giờ ở trí ban đầu, không kéo núm ra. Sau đó vặn núm khoảng 10 đến 15 lần theo chiều bánh xe để giúp dây cót căng lên là đủ năng lượng và đồng hồ sẽ hoạt động trở lại bình thường.
Cách sửa đồng hồ automatic bị chết
Đồng hồ Automatic (đồng hồ cơ tự động): Cách sửa đồng hồ cơ bị chết loại này rất đơn giản, bạn chỉ cần lắc nhẹ chiếc đồng hồ sang bên 5 đến 10 lần là nó sẽ hoạt động trở lại, hoặc bạn có thể thực hiện cách với đồng hồ cơ lên dây tay.
Mẹo sử dụng đồng hồ cơ tránh bị chết vặt, chết đêm
Để đảm bảo đồng hồ được hoạt động bền bỉ và kéo dài tuổi thọ, bạn có thể tham khảo 4 mẹo sau đây để đồng hồ cơ tránh bị chết vặt nhé!
-
Đeo đồng hồ cơ thường xuyên, đặc biệt là đối với các đồng hồ Automatic. Bạn nên đeo ít nhất 8h mỗi ngày để cót được tích trữ đủ năng lượng.
-
Không nên đeo đồng hồ cơ đi xông hơi, đi bơi.
-
Nên lên dây cót 1 tuần 1 lần để đảm bảo đồng hồ cơ của bạn luôn chạy đúng giờ.
- Tích cót đầy trước khi đi ngủ
-
Nếu không đeo đồng hồ vào ban đêm tốt nhất bạn nên đặt úp mặt đồng lên trên một tấm vải mịn để năng lượng dây cót được giữ lâu hơn.
Nếu bạn gặp vấn đề tương tự với đồng hồ điện tử, hãy xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết “cách sửa đồng hồ điện tử bị chết” nhé!
Kết luận
Mong rằng những thông tin chia sẻ phía trên của Bệnh Viện Đồng Hồ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân và có cách khắc phục đồng hồ cơ bị chết hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo các chức năng hoạt động tốt nhất cho đồng hồ của mình, bạn nên mang đồng hồ đến trung tâm sửa chữa đồng hồ để được kiểm tra chính xác và chữa đúng bệnh.