Tần số dao động là gì? Đồng hồ có tần số dao động cao có tốt không?

Tác giả: Bệnh Viện Đồng Hồ JSC Ngày đăng: 4 tháng trước Lượt xem: 159 Chuyên mục: Thuật ngữ đồng hồ

Tần số dao động đóng một vai trò quan trọng đối với việc đánh giá chất lượng và hiệu suất của mỗi chiếc đồng hồ. Thế nhưng bạn đã biết tần số dao động là gì chưa? Cùng tham khảo thông tin sau bài viết này nhé!

Tần số dao động là gì?

Tần số dao động là số lần âm dao động trong thời gian 1 giây, được ký hiệu là Hz. Dao động càng cao và tần số dao động càng cao thì âm thanh càng cao (âm bổng). Dao động càng thấp, tần số dao động càng thấp và âm thanh càng trầm (âm trầm).
tần số dao động là gì

Tần số dao động là gì

Các đơn vị đo tần số dao động

Để đo lường và đánh giá tần số dao động một cách chính xác trong quá trình thiết kế và sản xuất, các nhà chế tác thường sử dụng các đơn vị đo dưới đây:
  • Hz (Hertz): Là từ viết tắt của “Hertz”, đơn vị này thể hiện số lần dao động mỗi giây, với mỗi chu kỳ có 2 dao động.
  • A/h và Alt/h (Alternance per hour hoặc Alterations per hour): Cả hai cũng thể hiện sự luân phiên mỗi giờ, với mỗi luân phiên tương đương với một dao động.
  • Vph (Vibrations per hour): Thể hiện số lần dao động mỗi giờ.
  • Bph (Beats per hour): Thể hiện số nhịp mỗi giờ.

Ý nghĩa của tần số dao động

Số lần dao động có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ. Dưới đây là một số ví dụ về ý nghĩa của tần số dao động trong các lĩnh vực khác nhau:
  • Điện tử: Trong viễn thông và điện tử, số lần dao động quyết định tốc độ truyền thông và hiệu suất của các thiết bị điện tử. Điển hình là tần số dao động trong các sóng radio, sóng wifi và sóng điện thoại di động.
  • Cơ học: Trong cơ học, tần số dao động quyết định tính chất của các dao động cơ học, chẳng hạn như dao động của con lắc hoặc sóng âm.
  • Y học: Trong y học, số lần dao động được sử dụng để chẩn đoán và điều trị, ví dụ như trong siêu âm, tần số tim đập, và sóng não.
  • Âm nhạc: Trong âm nhạc, số lần dao động quyết định âm giai và tông màu của âm nhạc. Điển hình là tần số của các nốt nhạc trong một bản nhạc.
Trong đồng hồ, tần số dao động có vai trò biểu thị số vòng quay mà một con lắc trong bộ máy cơ học hoặc tinh thể thạch anh trong cỗ máy chạy bằng pin, được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (thường được đo bằng 1 giờ hoặc 1 giây), có đơn vị là Hz hoặc vph – vibrations per hour.
Tần số dao động là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu năng và sự bền bỉ của một đồng hồ. Ngoài ra, nó còn cho thấy sự ổn định của một cỗ máy đồng hồ cũng như sự mượt mà trong mỗi chuyển động của kim giây. Điều này làm cho việc chọn lựa đồng hồ với tần số dao động thích hợp trở nên cực kỳ quan trọng, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của người tiêu dùng.

Các mức tần số dao động đồng hồ phổ biến hiện nay

Phụ thuộc vào từng thương hiệu bộ máy riêng, mỗi đồng hồ sẽ có tần số và độ chính xác lý thuyết khác nhau.
  • 18000 vph (2.5 Hz): sai số lý thuyết từ khoảng -30 đến +60 giây/ngày
  • 21600 vph (3 Hz): sai số lý thuyết khoảng từ -20 đến +40 giây/ngày.
  • 25200 vph (3.5 Hz): sai số lý thuyết khoảng từ -15 đến +30 giây/ngày.
  • 28800 vph (4 Hz): sai số lý thuyết khoảng từ -15 đến +20 giây/ngày.
  • 36000 vph (5 Hz): sai số lý thuyết khoảng từ -10 đến +15 giây/ngày.
tần số dao động là gì

Các mức tần số dao động trong đồng hồ

Đồng hồ có tần số dao động cao hay thấp thì tốt hơn?

Thực tế, đồng hồ có tần số dao động cao hay thấp đều tốt như nhau. Nếu bạn vẫn còn phân vân trong sự lựa chọn của mình, sau đây là bảng ưu điểm và nhược điểm được phân theo nhu cầu sử dụng sẽ giúp bạn so sánh sự khác nhau giữa 2 tần số này:
Phân loại
Tần số dao động cao
Tần số dao động thấp
Nhu cầu
Cần độ chính xác cao, chuyên nghiệp hoặc cần đo lường thời gian ngắn.
Muốn có một trải nghiệm êm dịu và không quá tiêu tốn năng lượng.
Ưu điểm
– Kim đồng hồ chuyển động một cách êm ái, nhẹ nhàng.
– Đảm bảo độ chính xác tối đa cho cỗ máy bên trong.
– Phù hợp nhất với dòng đồng hồ có tính năng Chronograph.
– Tiêu tốn ít điện năng hơn.
– Tạo ra ít ma sát hơn giúp bộ máy đồng hồ trở nên ổn định hơn.
– Dễ dàng bảo trì với chi phí thấp.
Nhược điểm
– Tần số dao động càng cao, đồng hồ phải tiêu tốn nhiều điện năng mới có thể vận hành một cách mượt mà.
– Yêu cầu các bộ phận như lò xo và cả bánh răng cần được chế tạo từ các vật liệu thật tốt, dẻo dai.
– Việc thời gian bảo dưỡng lâu hơn.
– Độ bền của các thành phần bôi trơn có thể thấp hơn khi ma sát tăng cao.
– Độ chính xác không cao.
– Khó khăn để lắp đặt trên các thiết bị cơ khí có chức năng chronograph.
– Quá trình chỉnh sửa chi tiết lâu hơn.
Tần số dao động không chỉ là con số trừu tượng, mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận hành trơn tru của một chiếc đồng hồ. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ các mức dao động nêu trên để so sánh với nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính nếu bạn có nhu cầu sở hữu một chiếc đồng hồ nhé.
4.9/5 - (159 bình chọn)

Tác giả

Chuyên sửa chữa đồng hồ, bảo dưỡng lau dầu, thay mặt kính, thay pin, thay dây, đánh bóng, thẩm định, thu mua đồng hồ cũ, đào tạo nghề uy tín.

Bệnh Viện Đồng Hồ JSC