Van khí helium là gì? Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của van khí Helium
Van khí helium là một chi tiết rất hiếm gặp trong cỗ máy bình thường vì chúng được thiết kế riêng dành cho đồng hồ lặn chuyên dụng và tác dụng chống lại sự xâm hại của nước. Vậy van khí helium là gì? Hãy khám phá trong bài viết này cùng Bệnh Viện Đồng Hồ JSC nhé!
Van khí Helium là gì?
Van khí helium (van thoát khí) là một bộ phận của đồng hồ được dùng để giảm bớt áp lực bên trong vỏ đồng hồ khi thợ lặn sử dụng trong vùng nước có áp suất lớn hơn 300m (30ATM).
Nhờ đó mà đồng hồ hoạt động chính xác hơn ở môi trường dưới nước, nhưng van khí helium chỉ là van điều áp chứ không phải là van chống nước.
Van khí Helium xuất hiện từ khi nào?
Van khí helium xuất hiện vào giai đoạn đầu của thập kỷ 1960 và được hai hãng đồng hồ nổi tiếng thời ấy là Rolex và Doxa sáng tạo ra. Cụ thể vào năm 1967, Rolex đã cho ra mắt mẫu đồng hồ Submariner với van khí helium và có tên là “Rolex Sea-Dweller”. Đây là mẫu đồng hồ trở thành biểu tượng đồng hồ lặn biển chuyên nghiệp và có độ chống nước sâu trong thời điểm ấy. Mãi cho đến năm 1969, Doxa cũng đóng góp vào sự phát triển của van khí helium và cho ra mắt “Doxa SUB 300T Conquistador”.
Cấu tạo của van khí Helium
Bộ phận van khí helium được thiết kế dựa trên van điều áp helium của các thiết bị công nghiệp nhưng được điều chỉnh kích thước nhỏ gọn cho phù hợp với bộ máy bên trong đồng hồ đeo tay. Có hai loại van khí helium là van tự thoát và van không tự thoát, bên dưới là ảnh cấu tạo của hai loại van này.
Nguyên lý hoạt động của van khí Helium là gì?
Khi sử dụng đồng hồ ở môi trường nước có áp suất cao và giàu khí helium thì đồng hồ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là bị vô hiệu hóa và khí helium xâm nhập vào được bên trong đồng hồ.
Khi khí helium xâm nhập vào bên trong đồng hồ đến một mức nào đó nó sẽ bão hòa và cố gắng thoát ra ngoài. Điều này xảy ra là do sự chênh lệch áp suất giữa môi trường bên ngoài và bên trong vỏ đồng hồ, thêm việc đồng hồ bị bịt kín nên các phân tử không thể thoát ra được.
Trong khi khí helium bên trong đang cố gắng thoát ra thì phân tử khí helium bên ngoài đang liên tục xâm nhập vào gây ra một áp lực khủng khiếp lên đồng hồ và có thể khiến nó không trụ nổi dẫn đến hư hỏng. Kết quả xấu nhất là mặt kính đồng hồ bị bung ra khỏi vỏ và nếu đồng hồ không có vỏ thì bộ máy bên trong sẽ bị hư hại nghiêm trọng.
Do đó, van khí helium đã được tạo ra để giải quyết vấn đề này. Van sẽ tự động cho phép khí helium thoát ra khi mật độ phân tử đạt đến mức bão hòa mà không cần tác động của người sử dụng. Tuy nhiên đó là đối với van tự động, còn đối với van không tự động thì người sử dụng cần phải mở/rút núm.
Đồng hồ lặn không có van khí Helium sẽ ra sao?
Trên thực tế, van khí helium không nhất thiết phải có trên các mẫu đồng hồ lặn. Bởi vì đối với đồng hồ lặn chuyên nghiệp đủ tiêu chuẩn thì dù không được trang bị van khí thì nhà sản xuất vẫn rất tự tin với khả năng chịu áp lực của đồng hồ.
Tuy nhiên, đối với những chiếc đồng lặn thông thường sẽ cần có van khí helium khi lặn sâu ở nơi có áp suất trên 30ATM để không bị tác động hoặc hủy hoại bởi áp lực nước.
Trong bài viết này, Bệnh Viện Đồng Hồ JSC đã cung cấp cho bạn tất cả thông tin van khí helium là gì. Nếu bạn còn thắc mắc hãy bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!