Tại sao đồng hồ cơ lúc chạy lúc không? Cách khắc phục nhanh chóng
Bạn có bao giờ gặp phải tình trạng đồng hồ bị chết và không hoạt động nữa không? Đây là một vấn đề vô cùng phổ biến đối với người sử dụng đồng hồ cơ, nhưng liệu bạn đã biết nguyên nhân tại sao đồng hồ cơ lúc chạy lúc không là gì và cách khắc phục hiệu quả ra sao không? Không chần chừ nữa, hãy cùng Bệnh Viện Đồng Hồ JSC tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây, để giữ cho chiếc đồng hồ của bạn luôn hoạt động ổn định và bền bỉ nhé!
Nguyên nhân đồng hồ hoạt động không ổn định
Đồng hồ cơ không chạy hoặc hoạt động không ổn định thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn nên lưu ý:
Do bạn quên đóng núm
Núm vặn (crown) trên đồng hồ cơ không chỉ giúp chỉnh giờ hoặc lên dây cót mà còn bảo vệ bộ máy bên trong khỏi bụi bẩn và độ ẩm. Việc quên đóng núm sau khi chỉnh giờ có thể khiến bụi bẩn và hơi nước dễ dàng xâm nhập vào bên trong, gây ma sát, kẹt bánh răng hoặc oxy hóa các chi tiết, làm đồng hồ hoạt động không ổn định.

Hãy luôn kiểm tra núm vặn sau khi chỉnh giờ hoặc lên cót
Do đồng hồ bị khô dầu
Bên trong đồng hồ cơ, hàng trăm chi tiết nhỏ hoạt động nhờ dầu bôi trơn đặc biệt. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp dầu này có thể bị khô hoặc cạn, khiến các bánh răng và trục chịu ma sát. Kết quả là, đồng hồ có thể chạy chậm, mất độ chính xác hoặc thậm chí ngừng hoạt động. Hơn nữa, dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này là đồng hồ phát ra tiếng kêu nhỏ hoặc kim chuyển động không mượt mà. Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu này thì bạn hãy mang đồng hồ đi bảo dưỡng ngay lập tức nhé.

Linh kiện đồng hồ khi bị khô dầu
Do lâu ngày không sử dụng
Đồng hồ cơ cần chuyển động liên tục để duy trì hoạt động ổn định. Vì vậy, nếu bạn để đồng hồ trong thời gian dài mà không sử dụng hoặc không lên dây cót thì lò xo chính sẽ mất độ căng, dẫn đến các cơ chế bên trong có nguy cơ bị khô dầu hoặc kẹt.
Do bộ máy bên trong bị chết
Bộ máy được ví như trái tim của đồng hồ cơ vì đây là nơi chứa các linh kiện quan trọng như là: bánh răng, trục quay và lò xo. Do đó, khi một trong những linh kiện này bị gãy, mòn, hoặc trục trặc do va đập mạnh thì đồng hồ sẽ không thể hoạt động nữa.

Cấu tạo bên trong một bộ máy đồng hồ cơ
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này là kim đồng hồ không chuyển động, dù bạn đã chỉnh giờ hoặc lên dây cót. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn có thể cảm nhận được tiếng kêu lạ hoặc thấy trục quay bị lỏng khi vặn núm. Vì thế, nếu gặp phải những dấu hiệu này thì hãy nhanh chóng mang đồng hồ đến trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục ngay lập tức.
Cách khắc phục đồng hồ cơ không chạy hiệu quả nhất
Dựa theo những nguyên nhân khiến đồng hồ cơ lúc chạy lúc không phía trên, Bệnh Viện Đồng Hồ JSC sẽ hướng dẫn chi tiết và chia sẻ từng trường hợp một cách hiệu quả để bạn giữ chiếc đồng hồ của mình luôn hoạt động ổn định nhé.
Trường hợp do quên đóng núm
Trong trường hợp bạn quên đóng núm vặn, hãy ngay lập tức kiểm tra tình trạng của nó. Nếu núm đang mở, hãy nhẹ nhàng vặn chặt lại theo chiều kim đồng hồ để đảm bảo bộ máy được bảo vệ khỏi bụi bẩn và độ ẩm. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện bụi hoặc hơi nước đã xâm nhập vào bên trong đồng hồ thì đừng tự ý tháo rời để làm sạch. Thay vào đó, hãy mang đồng hồ đến trung tâm bảo dưỡng uy tín để kỹ thuật viên tiến hành làm sạch và kiểm tra các linh kiện bên trong.

Mang đồng hồ đi sửa chữa ngay nếu thấy nước xâm nhập do quên đóng núm
Trường hợp do đồng hồ bị khô dầu
Khi đồng hồ cơ bị khô dầu, giải pháp duy nhất dành cho bạn là mang đồng hồ đến trung tâm bảo dưỡng để thay dầu bôi trơn và kiểm tra các bánh răng. Đặc biệt, dầu bôi trơn trong đồng hồ cơ là loại đặc biệt và không thể thay thế bằng các loại dầu thông thường, do đó bạn không nên tự ý tháo rời và tra những dầu không chính hãng trên thị trường. Để giải quyết triệt để vấn đề này thì Bệnh Viện Đồng Hồ JSC khuyến khích bạn nên mang đồng hồ đến trung tâm bảo dưỡng uy tín để thay dầu định kỳ, thường từ 3-5 năm và còn tùy vào mức độ sử dụng.

Các linh kiện đồng hồ được lau bằng dầu chuyên dụng
Trường hợp do lâu ngày không sử dụng
Để khắc phục vấn đề đồng hồ cơ lâu ngày không sử dụng, bạn có thể thử lên dây cót bằng cách vặn núm khoảng 20-30 vòng đối với đồng hồ lên dây thủ công, hoặc lắc nhẹ nhàng đối với đồng hồ tự động để kích hoạt lại bộ máy. Tuy nhiên, nếu đồng hồ vẫn không chạy, bạn nên ngay lập tức mang đồng hồ đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra tình trạng bên trong.

Hộp xoay đồng hồ cơ tư động
Đặc biệt là để ngăn ngừa trước tình trạng này, bạn nên thường xuyên lên dây cót hoặc sử dụng hộp xoay đồng hồ tự động khi không đeo đồng hồ. Nhờ đó, hộp xoay không chỉ giữ cho đồng hồ của bạn luôn được “tập luyện” mà còn giúp đảm bảo các cơ chế bên trong hoạt động trơn tru, tránh tình trạng đình trệ.
Trường hợp do bộ máy bên trong
Khi bộ máy của đồng hồ bị chết thì đồng hồ sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn, ngay cả khi bạn đã lên dây cót hoặc chỉnh giờ. Trong trường hợp này, bạn cần đưa đồng hồ đến trung tâm sửa chữa để kỹ thuật viên kiểm tra và thay thế các linh kiện bị hỏng.
Đặc biệt, đối với những linh kiện quan trọng như bánh răng hoặc trục quay thì việc sử dụng linh kiện chính hãng là vô cùng cần thiết, bởi vì điều này đảm bảo độ bền và độ chính xác của đồng hồ. Tuy nhiên, nếu hư hỏng quá nghiêm trọng thì bạn nên cân nhắc thay một bộ máy mới, hoặc trong một số trường hợp thì việc mua một chiếc đồng hồ mới sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã cùng nhau khám phá các nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho tình trạng đồng hồ cơ lúc chạy lúc không. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bất kỳ ai đang sở hữu và yêu thích đồng hồ cơ. Nếu chẳng may chiếc đồng hồ của bạn gặp vấn đề thì đừng ngần ngại mang ngay đến Bệnh Viện Đồng Hồ JSC để được kiểm tra và sửa chữa một cách chuyên nghiệp nhé!