Stainless Steel là gì? Phân biệt các loại Stainless Steel phổ biến hiện nay

Tác giả: Bệnh Viện Đồng Hồ JSC Ngày đăng: 10 tháng trước Lượt xem: 2861 Chuyên mục: Thuật ngữ đồng hồ

Nếu là một người yêu thích những chiếc đồng hồ, có lẽ ký hiệu Stainless Steel đã rất quen thuộc với bạn. Tuy nhiên, đối với những người không quá rành về đồng hồ, ký hiệu này có ý nghĩa gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Stainless Steel là gì? và tại sao hầu hết các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thế giới đều sử dụng ký hiệu này trên sản phẩm của họ. Hãy cùng Bệnh Viện Đồng Hồ khám phá thông tin qua bài viết này nhé!

Stainless Steel là gì?

Stainless Steel hay còn được gọi là thép không gỉ, là thuật ngữ để chỉ kim loại thép có khả năng chống gỉ sét, ăn mòn và có khả năng oxy hóa tốt, đồng thời hạn chế được vết bẩn do nước muối, độ ẩm và các yếu tố từ môi trường bên ngoài.
Stainless Steel là kim loại được tạo thành từ sự kết hợp của các nguyên tố Crom, Niken, Cacbon, Silic và gan. Không chỉ được sử dụng để sản xuất trang sức và các vật dụng hàng ngày, Stainless Steel còn là một trong những kim loại phổ biến nhất trong ngành chế tác đồng hồ nhờ vào độ bền của chúng.

Đồng hồ Stainless Steel là gì?

Đồng hồ Stainless Steel hay còn gọi là đồng hồ thép không gỉ, có thể bao gồm cả vỏ và dây hoặc chỉ một trong hai được làm từ Stainless Steel. Với khả năng chống ăn mòn và gỉ sét tốt, cùng khả năng chịu nước muối, mồ hôi, nước biển và các axit hữu cơ mà không bị oxy hóa. Chất liệu này đã trở nên phổ biến trong giới đồng hồ khi được các thương hiệu lớn như Rolex, Omega,… sử dụng để sản xuất đồng hồ.

Quy trình chế tạo Stainless Steel như thế nào?

Thép không gỉ được sản xuất thông qua quy trình 7 bước nghiêm ngặt, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp và thiết bị chuyên dụng mới có thể tạo ra Stainless Steel.
  • Nung chảy và đúc khuôn: Thép và các hợp kim được nung nóng đến nhiệt độ cao (hơn 2800 độ F) trong lò hồ quang điện. Quá trình kéo dài từ 8-12 giờ để đảm bảo độ chính xác và khối lượng.
  • Định hình: Thép đúc được tạo ra thông qua quá trình cán nóng và kéo căng, tạo hình dạng mong muốn và bề mặt nhẵn thành hình dạng dài và mỏng hơn.
  • Xử lý nhiệt: Thép không gỉ thường trải qua quá trình xử lý nhiệt bằng cách ủ. Chúng được nung nóng đến nhiệt độ chính xác và làm nguội từ từ trong điều kiện kiểm soát.
  • Tẩy cặn: Cặn bẩn được loại bỏ bằng các phương pháp hóa học như làm sạch bằng điện và tẩy rửa bằng axit.
  • Tăng độ cứng: Quá trình này giúp tăng độ cứng và dẻo của thép, làm cho chúng trở nên khó uốn cong hoặc biến dạng hơn sau khi được xử lý.
  • Cắt/Gia công: Stainless Steel được cắt theo hình dạng và kích thước xác định bằng các phương pháp như dùng ngọn lửa, Plasma, tia nước.
  • Hoàn thiện: Sau khi được cắt/gia công thành hình  nhất định, thép không gỉ sẽ được mài, đánh bóng và phun cát để hoàn thiện bề mặt của thép.
Để có thể hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất Stainless Steel, bạn có thể quan sát hình ảnh sau đây:
stainless steel là gì

quy trình sản xuất Stainless Steel

Đồng hồ Stainless Steel có tác dụng gì?

Với khả năng chống gỉ sét gần như tuyệt đối, Stainless Steel là dòng đồng hồ phù hợp cho các hoạt động thể thao, vận động hàng ngày hay dưới nước, đặc biệt là chúng có thể chống gỉ đối với cả nước muối của biển.
Bên cạnh đó, những ưu điểm như độ chống xước tốt, độ cứng cao và không gây kích ứng da khi sử dụng,… là những ưu điểm khiến cho đồng hồ Stainless Steel trở thành dòng đồng hồ được yêu thích nhất hiện nay. Đặc biệt, Việt Nam là nơi có môi trường độ ẩm cao, vì vậy, Stainless Steel luôn được ưa chuộng hơn dây da vì chúng không thấm nước và chống được oxy hóa của thời tiết nhiệt đới.

Stainless Steel có bao nhiêu loại trên thị trường hiện nay?

Hiện nay, Stainless Steel có 3 loại phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất là: Ferritic Stainless Steel, Austenitic Stainless Steel và Martensitic Stainless Steel.

Ferritic Stainless Steel

Ferritic được xem là hợp kim có chứa một lượng rất ít Carbon nên chúng có độ cứng cao và thiếu độ dẻo dai. Loại Ferritic Stainless Steel khá được phổ biến dùng trong sản xuất khung đồng hồ phân khúc bình dân. Với hàm lượng Crom trung tính chiếm 17%, Carbon dưới 0,1%. Loại thép này có khả năng chống ăn mòn và dẻo dai thấp. Vì vậy, chất liệu này khá khó trong việc tạo hình sản phẩm và khung vỏ đồng hồ.
stainless steel là gì

Chất liệu thép không gỉ Ferritic có độ cứng và khó trong việc tạo hình sản phẩm

Austenitic Stainless Steel

Trong số các loại thép không gỉ thì Austenitic là loại được thị trường biết đến nhiều nhất. Thành phần chủ yếu có trong Austenitic Stainless Steel bao gồm: 7% Niken, 16% Crom và 0.08% Carbon. Với đặc điểm chung là chống gỉ sét và ăn mòn tốt thì Austenitic còn có sự khác biệt so với các loại khác là chúng không bị nhiễm từ và dễ tạo hình, uốn cong. Đây cũng là loại được sử dụng phổ biến để sản xuất dây và khung vỏ đồng hồ có phân khúc tầm trung đến cao cấp.

Martensitic Stainless Steel

Tương tự với Ferritic Stainless Steel thì Martensitic có hàm lượng hợp kim thấp nhưng tỉ lệ Carbon chiếm 1%, tỉ lệ Crom từ 11% đến 13%. Với chất liệu này, chúng có khả năng chịu lực tốt và độ cứng cao. Vì vậy, khả năng tạo hình không cao nhưng chúng có từ tính và chống ăn mòn tốt.

Phân biệt các loại Stainless Steel thường dùng cho đồng hồ hiện nay

Trong thế giới đồng hồ, có hơn 90% sản phẩm đồng hồ sử dụng chất liệu Stainless Steel. Trong đó, Austenitic Stainless Steel là loại được dùng phổ biến nhất để chế tạo đồng hồ bao gồm thép 304L, 316L và 904L.

Stainless Steel 304L

Stainless Steel 304L là loại thép có chất lượng kém và rẻ tiền nên chỉ dùng để sản xuất đồ gia dụng hoặc các loại đồng hồ thông thường, mức giá thấp trên thị trường. Thành phần chủ yếu của thép 304L bao gồm Sắt, 0.08% Carbon, 2% Mangan, 0.045% Photpho, 0.03% Sulfur, 0.75% Silic, 18/20% Crom, 8/12% Nickel, 0.1% Nitrogen.

Stainless Steel 316L

316L là loại thép được xem là tiêu chuẩn dùng trong sản xuất đồng hồ đeo tay với ưu điểm dễ tạo hình, giá thành vừa phải nhưng có tính chống nhiệt, chống oxy hóa tốt. Thành phần của thép 316L bao gồm Sắt, 0.08% Carbon, 2% Mangan, 0.75% Silic, 0.045% Photpho, 0.03% Sulfur, 16/18% Crom, 2/3% Molypden, 10/14% Nickel, 0.1% Nitrogen.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về lý do tại sao thép không gỉ 316L được ưa chuộng trong ngành công nghiệp đồng hồ và các đặc tính vượt trội của nó, hãy khám phá thêm chi tiết trong bài viết ‘thép không gỉ 316L là gì‘ nhé!

Stainless Steel 904L

Thép 904L là loại thép được sử dụng độc quyền bởi thương hiệu đồng hồ cao cấp – Rolex. Với tính chống ăn mòn vượt trội, độ bền và độ bóng cao mà dòng đồng hồ sử dụng chất liệu thép 904L có giá thành khá cao. Chất liệu này có độ cứng nên khó tạo hình, đòi hỏi rất nhiều ở tay nghề của người chế tác đồng hồ. Thành phần của chất liệu 904L bao gồm Sắt, <0.02% Carbon, 19-23% Crom, 23-28% Nickel, 4-5% Molypden, <2.0% Mangan, <1.0% Silic, <0.045% Photpho, <0.035% S, 1-2% Đồng.
stainless steel là gì

Stainless Steel 904L là chất liệu thép không gỉ được sử dụng độc quyền của thương hiệu Rolex

Đồng hồ chỉ có vỏ đáy bằng thép và đồng hồ vỏ thép nguyên khối có gì khác nhau?

Đối với những loại có dòng chữ Stainless Steel ở mặt sau đồng hồ là biểu hiện cho kiểu đồng hồ chỉ có mặt sau của đáy vỏ được làm từ chất liệu thép không gỉ, còn riêng phần niềng vỏ của đồng hồ thì có thể được làm từ những chất liệu khác như đồng, nhựa, gỗ, Silicon,…
Còn với những đồng hồ được làm từ thép không gỉ nguyên khối toàn bộ từ phần đáy lên vỏ trước sẽ được khắc những ký hiệu như: All Stainless Steel, Stainless Steel Case,… Những mẫu đồng hồ vỏ thép nguyên khối thường sẽ có khối lượng nặng hơn loại chỉ có vỏ thép riêng do chúng được đúc đặc ruột
stainless steel là gì

Đồng hồ có ký hiệu Stainless Steel sau mặt đồng hồ dùng để chỉ cho đồng hồ có vỏ đáy bằng thép và ký hiệu All Stainless Steel cho đồng hồ vỏ thép nguyên khối

Tại sao nhà sản xuất lại khắc ký hiệu Stainless Steel lên đồng hồ?

Hầu hết các đồng hồ Stainless Steel đều được khắc chìm ký hiệu Stainless Steel hay Stainless Steel Back lên mặt sau của đồng hồ. Thông thường, ký hiệu này dùng để ám chỉ cho những sản phẩm được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ. Ngoài ra, những đồng hồ có ký hiệu Stainless Steel còn dùng để nói về độ chất lượng và bền bỉ của đồng hồ khi sử dụng chất liệu Stainless Steel.
Với khả năng chịu lực tốt khi có va đập và hoàn toàn không bị gỉ sét khi có tác động từ môi trường bên ngoài hay trong quá trình sử dụng, chúng ngày càng được ưa chuộng trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ, từ thương hiệu tầm trung đến cao cấp.
stainless steel là gì

Casio là dòng đồng hồ phân khúc tầm trung nhưng sử dụng chất liệu Stainless Steel cho dây và khung đồng hồ

Cần lưu ý gì khi mua đồng hồ Stainless Steel

Mặc dù đồng hồ Stainless Steel là sản phẩm có độ phổ biến rộng và được ưa chuộng sử dụng trên thế giới, từ phân khúc tầm trung đến cao cấp. Tuy nhiên, giá thành, chất lượng và độ uy tín của nơi bạn mua đồng hồ sẽ là những yếu tố mà bạn cần lưu ý khi có dự định sẽ sở hữu chúng.
Với giá thành cho một chiếc đồng hồ Stainless Steel ở phân khúc tầm trung sẽ có chi phí không quá cao. Nhưng điều bạn cần lưu ý là chất lượng có phù hợp với mức giá bạn phải bỏ ra hay không.
Như đã nói, hiện nay có 3 loại là thép 304L, 316L và 904L được dùng để sản xuất đồng hồ. Tuy nhiên thì loại 304L là chất liệu kém chất lượng và rẻ tiền nhất, nên nếu bạn không phải là một người am hiểu về đồng hồ thì rất có khả năng bạn sẽ “tiền mất tật mang”. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ về loại đồng hồ bạn muốn mua và lựa chọn nơi uy tín để có những trải nghiệm tốt nhất về đồng hồ Stainless Steel.

Stainless steel back đề cập đến phần mặt sau của đồng hồ được làm từ thép không gỉ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ‘stainless steel back là gì‘ và lý do tại sao vật liệu này lại được sử dụng phổ biến trong ngành đồng hồ, hãy đọc thêm bài viết để hiểu rõ hơn nhé!

Đoạn kết

Như vậy, nội dung trên là tất cả thông tin mà Bệnh Viện Đồng Hồ gửi đến bạn. Hi vọng thông qua bài viết này, chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về khái niệm Stainless Steel là gì? cũng như những thông tin bổ ích về dòng đồng hồ này.
5/5 - (300 bình chọn)

Tác giả

Chuyên sửa chữa đồng hồ, bảo dưỡng lau dầu, thay mặt kính, thay pin, thay dây, đánh bóng, thẩm định, thu mua đồng hồ cũ, đào tạo nghề uy tín.

Bệnh Viện Đồng Hồ JSC