Thép không gỉ 316L là gì? Có nên mua đồng hồ thép không gỉ 316L hay không?
Nếu bạn là một người yêu thích đồng hồ đeo tay thì chắc chắn chất liệu sẽ là một trong những yếu tố mà bạn cần quan tâm đến. Trong đó, chất liệu thép 316L là một chất liệu được dùng phổ biến nhất hiện nay với tầm giá không quá đắt đỏ. Vậy, bạn đã hiểu về chất liệu thép không gỉ 316L là gì chưa? Hãy cùng Bệnh Viện Đồng Hồ tìm hiểu những thông tin quan trọng về khái niệm này qua bài viết sau đây nhé!
Thép không gỉ 316L là gì?
Thép không gỉ 316L là một loại hợp kim thuộc nhóm Austenitic. Trong đó, chữ “L” có nghĩa là “Low Carbon” vì chất liệu này chứa hàm lượng Carbon cực thấp. Các thành phần tạo thành thép không gỉ 316L bao gồm 16,5% – 18,5% Crom, 0% – 13% Niken, 0,24% Carbon và 2% – 2,5% Molypden.
Trong mỗi chất sẽ có những đặc điểm nổi trội riêng giúp cho thép không gỉ 316L có độ bền và tuổi thọ cao. Ngoài ra, nhờ độ bền và chống oxy hóa, ăn mòn của chúng, thép không gỉ 316L thường được dùng để làm vật liệu chế tác đồng hồ.
Lịch sử ra đời của thép không gỉ 316L
Thép không gỉ 316L được phát minh bởi Harry Brearley vào năm 1913, ông là một chuyên gia trong ngành khoa học thép. Bằng cách giảm hàm lượng Carbon xuống thấp và tăng lượng Crom có trong thép, ông đã tạo ra loại thép có khả năng chịu được độ ăn mòn cao.
Sau đó, thép không gỉ 316L được hãng thép Krupp nổi tiếng của Đức cải tiến bằng cách tăng nồng độ Niken trong thép để tăng khả năng chống ăn mòn Axit và tăng độ mềm cho chúng. Điều này giúp cho thép có khả năng mềm dẻo để dễ dàng gia công. Nhờ vậy, chất liệu này trở nên phổ biến hơn trong chế tác đồng hồ và trang sức.
Thép không gỉ 316L được áp dụng vào chế tác đồng hồ khi nào?
Vào đầu thế kỷ 20, các thương hiệu đồng hồ cao cấp như Rolex và Patek Philippe đã nhận thấy được tiềm năng to lớn của chất liệu thép không gỉ 316L trong chế tạo đồng hồ. Các thương hiệu xa xỉ trên là những người đầu tiên sử dụng chất liệu bền bỉ và chống ăn mòn này cho đồng hồ của mình.
Một trong những chiếc đồng hồ sử dụng thép không gỉ 316L được xem là biểu tượng mang tính lịch sử là chiếc đồng hồ Rolex Oyster Perpetual, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1926. Oyster Perpetual là sản phẩm mang tính cách mạng hóa của ngành chế tạo đồng hồ vì nó cho phép người đeo khám phá môi trường dưới nước mà không ảnh hưởng đến bộ máy bên trong hay chức năng của đồng hồ.
Bên cạnh đó, Patek Philippe là thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa sự phổ biến của đồng hồ thép không gỉ 316L đến với thị trường. Năm 1932, thương hiệu này đã tạo ra bước ngoặt lớn với mẫu đồng hồ Calatrava đình đám. Đây được xem là một tác phẩm nghệ thuật cổ điển với chất liệu thép không gỉ hoàn toàn mới mẻ và độc đáo.
Tính chất vật lý của thép không gỉ 316L
Thép không gỉ 316L là phiên bản có lượng Carbon cực thấp so với với thép 316 thông thường. Thép không gỉ 316L chủ yếu được chế tạo từ sắt, Crom, Niken cùng các hợp chất khác, sau đó được nung ở nhiệt độ từ 450 đến 850 độ C để loại bỏ tạp chất. Bạn có thể xem qua bảng tính chất vật lý cơ bản của thép không gỉ 316L phía bên dưới để hiểu rõ hơn về chất liệu này:
Thuộc tính |
Giá trị thuộc tính |
Tỷ trọng | 8.00 g/cm3 |
Điện trở suất | 0.074 x 10-6 Ω.m |
Điểm sôi | 1400°C |
Dẫn nhiệt | 16.3 W/m.K |
Modul đàn hồi | 193 GPa |
Hệ số giãn nở vì nhiệt | 15.9 x 10-6 /K |
Những đặc tính có trong đồng hồ thép không gỉ 316L
Như đã đề cập đến ở trên, thành phần để cấu tạo ra thép không gỉ 316L là những yếu tố khiến chất liệu này trở nên được ưa chuộng trong chế tác đồng hồ, bao gồm 2 đặc tính sau:
- Thành phần cấu tạo: Thép không gỉ 316L có hàm lượng Molypden, Crom cao và Carbon cực thấp. Điều này giúp đồng hồ có khả năng chống ăn mòn tốt đến từng kẽ hở, đặc biệt là trong môi trường nước và Clorua, hàm lượng Carbon thấp sẽ giúp cho việc hàn các bộ phận của đồng hồ không xảy ra hiện tượng kết tủa Cacbua.
- Độ bền và dẻo cao: Chất liệu thép không gỉ 316L có độ bền và độ dẻo cao nên chúng dễ gia công và tạo ra đa dạng kiểu dáng khác nhau. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp chất liệu này có khả năng định hình được vỏ đồng hồ và các bộ phận khác một cách chính xác.
5 đặc điểm nổi bật của đồng hồ sử dụng chất liệu thép không gỉ 316L
Được xem là một trong những chất liệu tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để sản xuất đồng hồ. Sau đây là 5 đặc điểm nổi bật của chất liệu này trong đồng hồ mà bạn nên biết khi sử dụng.
Chống ăn mòn tốt
Với khả năng chống ăn mòn tốt của thép không gỉ 316L, chúng trở nên được ưa chuộng hơn khi có khả năng tự “làm lành” khi bị trầy xước nhẹ, nhờ có lớp bảo vệ mỏng của Oxit Crom trên bề mặt được hình thành bởi quá trình tiếp xúc với Oxy trong không khí.
Dễ dàng làm sạch, khử trùng
Thép không gỉ 316L cũng thường được sử dụng trong ngành y tế do chúng có thể dễ dàng khử trùng và làm sạch. Nhờ có bề mặt nhẵn, vì vậy vi khuẩn khó có thể thâm nhập qua lớp vỏ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nó có thể khử được hoàn toàn vi khuẩn, nhưng nhờ vậy, chúng cũng giúp cho đồng hồ của bạn giữ vệ sinh, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
Chịu được nhiệt độ cao
Thép không gỉ 316L có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 1700 độ F, tương đương khoảng 927 độ C. Đồng thời, tính dẫn nhiệt của hợp kim này khá kém, giúp làm mát và giảm sự tích tụ nhiệt của các linh kiện bên trong đồng hồ.
Độ thẩm mỹ cao
Nhờ vào khả năng dễ dàng làm sạch và khử trùng, cùng với cấu tạo từ những hợp kim có đặc tính nổi bật, những chiếc đồng hồ được chế tác từ thép không gỉ 316L trở nên vô cùng bắt mắt khi có độ sáng bóng sang trọng và hiện đại. Điều này làm cho chúng trở thành một chất liệu được ưa chuộng nhất hiện nay.
Thép không gỉ 316L và 304, cái nào tốt hơn?
Thép không gỉ 316L có khả năng chống ăn mòn cao hơn so với thép 304 nhờ vào hàm lượng Molypden cao hơn. Do tính chống ăn mòn cao, thép 316L thường được ưa chuộng trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ và dùng trong lĩnh vực y tế, trong khi thép 304 chỉ được sử dụng cho các vật dụng thông thường như các loại chảo chống dính, thép cuộn,…
Ngoài ra, thép không gỉ 304 có hàm lượng Carbon cao hơn so với 316L. Vì vậy, chúng thường có màu sẫm hơn và giá thành của thép 304 cũng thấp hơn so với thép không gỉ 316L.
Thép không gỉ 316 khác gì với thép không gỉ 316L
Sự khác biệt cần nhắc đến đầu tiên giữa thép không gỉ 316L với thép 316 đó chính là hàm lượng Carbon của chúng. Ngoài ra, thép 316 có hàm lượng Molypden cao hơn, giúp tăng khả năng chống rỉ trong dung dịch Clorua và chịu được nhiệt độ cao hơn.
Thép 316 là loại được sử dụng rộng rãi trong sản xuất ống xả, bộ phận lò, bộ trao đổi nhiệt bộ phận van hay các thiết bị xử lý hóa chất như bồn chứa và các thiết bị xử lý bột giấy, dệt may,… Nguợc lại, thép không gỉ 316L lại được ưa chuộng hơn trong sản xuất trang sức và đồng hồ. Bên cạnh đó, thép 316L có hàm lượng Carbon thấp hơn, mang lại sự an toàn cao hơn cho người sử dụng bằng cách giảm thiểu sự kết tủa của các chất Cacbua có hại.
Có nên mua đồng hồ làm từ chất liệu thép không gỉ 316L không?
Đồng hồ làm từ chất liệu thép không gỉ 316L có nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tốt, có khả năng giữ được độ bóng và độ bền bỉ cao. Điều này giúp bảo vệ chúng khỏi các tác động từ môi trường và giữ cho đồng hồ luôn được sáng bóng. Tuy nhiên, việc mua đồng hồ thép không gỉ 316L có thể đắt đỏ hơn so với các loại đồng hồ sử dụng chất liệu khác, và trọng lượng của loại đồng hồ này cũng khá nặng hơn.
Tóm lại, việc mua đồng hồ thép không gỉ 316L còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân và ngân sách của bạn. Mặc dù chúng cung cấp những tính năng chống ăn mòn và độ bền bỉ cao, nhưng bạn cũng cần xem xét các yếu điểm như giá cả và trọng lượng trước khi quyết định.
Những điều cần lưu ý khi đeo đồng hồ thép không gỉ 316L
Trong suốt quá trình sử dụng, việc chăm sóc và bảo quản đồng hồ đúng cách là điều quan trọng để có thể duy trì được vẻ đẹp bên ngoài và chất lượng của đồng hồ. Dưới đây là 6 lưu ý bạn cần biết để luôn giữ cho đồng hồ thép không gỉ 316L bền đẹp:
Vệ sinh đồng hồ thường xuyên
Khi bạn sử dụng đồng hồ trong một thời gian dài, những yếu tố như: mồ hôi, bụi bẩn từ môi trường có thể là nguyên nhân gây tích tụ ở các kẽ mắt, khe đồng hồ. Vì thế, bạn nên thường xuyên quan tâm và chăm sóc chiếc đồng hồ của mình bằng cách vệ sinh định kỳ hàng tuần tại các cửa hàng bảo dưỡng uy tín hoặc bạn có thể tự vệ sinh chúng tại nhà nếu đầy đủ dụng cụ cần thiết nhé!
Không nên đánh bóng nhiều lần
Việc đánh bóng quá thường xuyên đối với đồng hồ thép không gỉ 316L có lớp hợp kim Niken có thể làm mất đi lớp Niken bảo vệ, làm cho đồng hồ dễ bị ăn mòn hơn. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện đánh bóng đồng hồ định kỳ 3 năm một lần để bảo vệ đồng hồ được hoạt động tốt nhất.
Không nên đeo đồng hồ khi tắm biển
Khi bạn đi tắm biển, nước và cát biển có thể tiếp xúc với đồng hồ của bạn, đặc biệt là phần núm chỉnh thời gian. Sau khi nước biển khô, muối và cát có thể tích tụ lại trên đồng hồ, tạo ra các khe hở và làm cho đồng hồ dễ bị nước xâm nhập hơn. Vì vậy, nếu phải tiếp xúc với nước biển, bạn nên vệ sinh lại bằng nước sạch hoặc khăn mềm ngay sau đó.
Không nên đặt đồng hồ ở nơi có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh
Để bảo quản đồng hồ của bạn, hãy tránh để chúng ở những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Mặc dù lớp vỏ bên ngoài có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, nhưng bộ máy bên trong lại không có khả năng đó. Nhiệt độ không phù hợp có thể làm thay đổi lượng dầu bôi trơn trong bộ máy, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt động của đồng hồ.
Không xịt nước hoa lên trực tiếp đồng hồ
Có nhiều loại nước hoa chứa thành phần có thể gây hại cho lớp vỏ bên ngoài đồng hồ, dù chúng có tính kháng nước cao. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng nước hoa lên cổ tay, hãy nhớ tháo đồng hồ ra trước để tránh làm ảnh hưởng cho đồng hồ của mình nhé!
Hạn chế cọ xát đồng hồ các trang sức khác
Tránh đeo quá nhiều trang sức kim loại hoặc vòng tay có các kiểu dáng sắc nhọn chung với đồng hồ, đặc biệt là khi bạn thực hiện các hoạt động có cử động mạnh. Những vật này có thể gây trầy xước cho bề mặt của đồng hồ. Vì vậy, bạn có thể chọn đeo trang sức ở cổ tay còn lại hoặc hạn chế đeo chúng để đảm bảo đồng hồ của bạn không bị trầy xước nhé!
Như vậy, Bệnh Viện Đồng Hồ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm thép không gỉ 316L là gì? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức về đồng hồ sử dụng chất liệu thép không gỉ 316L cũng như những thông tin quan trọng về loại thép bền bỉ này nhé!