Múi giờ là gì? Cách Tính Múi Giờ Trên Đồng Hồ

Tác giả: Bệnh Viện Đồng Hồ JSC Ngày đăng: 7 tháng trước Lượt xem: 752 Chuyên mục: Thuật ngữ đồng hồ


Múi giờ là yếu tố cần thiết giúp bạn nhận biết được thời gian giữa các quốc gia trên thế giới trong khi di chuyển. Ngoài ra, múi giờ còn là một khía cạnh quan trọng của hệ thống thời gian trên toàn cầu. Vậy, bạn đã hiểu rõ về khái niệm múi giờ là gì chưa? Hay cách tính và cách phân biệt giữa hai loại múi giờ phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng Bệnh Viện Đồng Hồ tìm hiểu về khái niệm trên qua bài viết này nhé!

Múi giờ là gì?

Múi giờ là giờ địa phương của một quốc gia hay lãnh thổ đó và được mọi người quy ước tiêu chuẩn về thời gian. Thông thường, khái niệm này được dùng để nói đến như là giờ địa phương tại một quốc gia và luôn chỉ cùng một thời gian. Về lý thuyết, tất cả thời gian trong vùng đều sẽ được căn chỉnh về cùng 1 giờ nhất định trong phạm vi một múi giờ.

Đài thiên văn Hoàng gia Anh tại Greenwich – London là nơi có kinh tuyến 0 chạy qua. Vì vậy, nơi đây được chấp nhận là điểm chuẩn cho thời gian trên toàn cầu. Từ đó, Trái Đất sẽ được phân chia thành 24 đường kinh tuyến ứng với 24 múi giờ. Mỗi giờ múi giờ chênh lệch nhau 1 giờ, tương ứng với mỗi 15 độ kinh vĩ. Tuy nhiên, tại một số quốc gia và lãnh thổ, thời gian được phân thành 1/2 theo từng địa lý.

định nghĩa về múi giờ là gì

Múi giờ được hiển thị giúp xem có thể xác định được thời gian tại một quốc gia khác trên thế giới

Lịch sử hình thành múi giờ

Vào cuối thế kỷ 19, khi ngành đường sắt và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Trước đó, mỗi địa điểm sử dụng giờ địa phương dựa trên vị trí của Mặt Trời. Tuy nhiên, sự khác biệt về giờ giấc giữa các khu vực trở nên gặp phải nhiều khó khăn khi giao thông và giao tiếp trở nên quốc tế hóa.

Đến năm 1884, tại Hội nghị Meridian tại Washington D.C, các quốc gia đã đồng ý sử dụng cùng một hệ thống múi giờ để đồng bộ hóa thời gian trên toàn cầu. Theo hệ thống này, Trái Đất được thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ tương ứng với 15 độ kinh vĩ trên bề mặt Trái Đất. Mỗi múi giờ có một kinh tuyến trung bình đi qua và thời gian tại đó được xem là thời gian chuẩn.

Từ đó, hệ thống múi giờ quốc tế được thiết lập và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, giúp đồng bộ hóa thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông hay các hoạt động kinh doanh giữa các nước.

Múi giờ hoạt động như thế nào?

Múi giờ hoạt động thông qua việc chia Trái Đất thành các vùng có cùng múi giờ, mỗi vùng bao gồm một phần của bề mặt Trái Đất với cùng một thời gian cụ thể. Mỗi múi giờ sẽ tương ứng với 15 độ kinh vĩ và có một kinh tuyến trung bình đi qua vùng đó. Thời gian tại kinh tuyến trung bình này được xem là thời gian chuẩn cho tại nơi đó.

Các loại múi giờ phổ biến hiện nay

Hiện nay, múi giờ GMTmúi giờ UTC là hai định nghĩa có liên quan đến mốc thời gian trên thế giới, hai loại múi giờ này được sử dụng phổ biến dùng để làm tiêu chuẩn giúp xác định thời gian giữa các quốc gia.

Múi giờ GMT

Trước năm 1650, con người đã tự tìm hiểu về quy luật vận hành của Mặt Trời và Trái Đất. Nhưng đến năm 1650, người Anh đã chuyển đổi quy luật này thành hệ thống thời gian chính thức trên đồng hồ quả lắc. Vào năm 1670 thì John Flamsteed đã tạo ra bộ quy đổi giữa thời gian mặt trời và đồng hồ. Ông cũng là Nhà thiên văn học Hoàng gia đầu tiên và cài đặt giờ trung bình của Greenwich, bước đầu trong việc đồng bộ hóa thời gian toàn cầu.

Cho tới nay, múi giờ GMT được tính bằng thời gian trung bình hằng năm dựa vào thời gian mà Mặt Trời đi qua Kinh tuyến gốc mỗi ngày và cũng là múi giờ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên thế giới.

múi giờ gmt hoạt động thế nào

Múi giờ GMT được tính bằng trung bình hằng năm theo thời gian quay của Mặt Trời

Múi giờ UTC

Vào thế kỷ 19, múi giờ UTC ra đời bởi sự thiết lập của hải quân Anh lúc bấy giờ và được trên tiêu chuẩn của múi giờ GMT. Cho đến năm 1972, Hội nghị Thời gian Quốc tế đã quyết định thay thế múi giờ GMT bằng múi giờ UTC.

Múi giờ UTC ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của múi giờ GMT, đảm bảo thời gian trên thế giới chính xác theo sự vận động của Mặt Trời và Trái Đất. Chúng cũng được xem là giờ chuẩn quốc tế về ngày giờ được tính theo phương pháp nguyên tử.

sự ra đời của múi giờ UTC

UTC hay còn được gọi là giờ phối hợp quốc tế hoặc giờ thế giới

Cách tính múi giờ trên đồng hồ

Nếu bạn là người thường xuyên di chuyển giữa các nước trên thế giới, thì cách tính múi giờ quốc tế và múi giờ Việt Nam sẽ giúp bạn xác định được thời gian tại quốc gia đó một cách dễ dàng và chuẩn xác nhất thông qua cách tính sau mà bạn có thể áp dụng.

Cách tính múi giờ quốc tế

Trái Đất có hình cầu và chuyển động theo chiều từ Đông sang Tây nên chúng có sự chênh lệch về múi giờ. Một nửa bán cầu là ngày và một nửa còn lại là đêm. Do đó, để có thể xác định được thời gian cụ thể, bạn có thể áp dụng công thức sau:

Tm = To + M

Trong đó:

  • Tm là múi giờ
  • To là giờ GMT
  • M là ký hiệu số của múi giờ kinh tuyến

Dựa vào kinh độ múi giờ sẽ tính được giờ địa phương. Ngược lại, để biết được múi giờ địa phương là nơi bạn đang sống sẽ có công thức sau:

TM = Tm ± Dt

Trong đó:

  • Dt là khoảng chênh lệch về thời gian kinh độ giữa múi giờ và kinh độ cần xác định giờ
  • +Dt là bán cầu Đông
  • -Dt là bán cầu Tây

Khi đó sẽ có công thức tính giờ Trái Đất tại cả 2 bán cầu sẽ là:

  • Giờ tại Đông bán cầu = Giờ khu vực địa phương + Giờ GMT
  • Giờ tại Tây bán cầu = Giờ khu vực địa phương – Giờ GMT

Tuy nhiên, khi tính toán, bạn cần lưu ý rằng điểm của cùng một bán cầu sẽ không thay đổi theo ngày. Ngoài ra, bán cầu không chỉ thay đổi giờ mà còn thay đổi cả ngày. Quy tắc thay đổi ngày được tính từ 180 độ. Nếu vòng quay đi từ Tây sang Đông thì lùi 1 ngày. Còn đi từ Đông sang Tây thì tăng 1 ngày.

Cách tính múi giờ Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm trên kinh tuyến số 7. Vì vậy, Việt Nam là nơi có múi giờ số 7, ký hiệu GMT +7, tức là giờ sẽ đi trước giờ GMT 7 giờ. Để xác định được múi giờ Việt Nam, ta có ví dụ sau:

  • Ví dụ: To hiện tại của Việt nam là 4 giờ 30 phút, M là +7. Vậy ta sẽ có công thức: Tm = 4 giờ 30 phút + 7 giờ. Vây nếu tại Anh là 4 giờ 30 phút thì giờ Việt Nam lúc đó sẽ là 11 giờ 30 phút.

Ngoài ra, Thái Lan, Lào, Campuchia và Indonesia cũng đều có múi giờ số 7 giống với Việt Nam. Trước khi dùng múi giờ GMT +7, Việt nam cũng từng sử dụng 3 múi giờ đó là giờ Pháp UTC +7, UTC +8 và UTC +9.

Bạn có thể đọc thêm bài viết “Bản đồ múi giờ thế giới” để biết nhiều múi giờ của các quốc gia khác trên toàn cầu.

Phân biệt giữa múi giờ GMT và múi giờ UTC

Múi giờ UTC ra đời và phát triển dựa trên múi giờ GMT, nhưng trên thực tế thì múi giờ GMT và múi giờ UTC đều có những đặc điểm khác nhau giữa hai loại như sau:

  • GMT là múi giờ chính thức được sử dụng ở một số nước châu Âu và châu Phi. Ngược lại, UTC không phải là múi giờ mà chúng được sử dụng để làm tiêu chuẩn cho thời gian và múi giờ hoạt động trên thế giới.
  • Thời gian của múi giờ GMT được hiển thị theo hai dạng: 24 giờ (0 – 24) hoặc 12 giờ (1 – 12 giờ sáng/chiều). Còn đối với UTC, chúng không được dùng để làm giờ địa phương ở bất kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào.
  • Múi giờ GMT được tính dựa trên sự chuyển động của Trái Đất xoay quanh trục. Nhưng UTC thì được tính dựa trên định nghĩa khoa học của giây (giây SI của đồng hồ nguyên tử) mà không phụ thuộc vào thời gian quay quanh trục Trái Đất như GMT.

Các mẫu đồng hồ xem được múi giờ quốc tế

Đồng hồ giúp xem được múi giờ trên thế giới ra đời trở thành một trong những phụ kiện hữu ích cho những người thường xuyên công tác, di chuyển liên tục giữa các nước hay phi công. Các mẫu đồng hồ sau là những dòng đồng hồ giúp bạn xem được múi giờ quốc tế phổ biến nhất hiện nay.

  • Rolex GMT Master II: Sử dụng bộ máy calibre 3285, bộ máy cho phép các người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh giờ địa phương bằng núm vặn mà không cần phải dừng đồng hồ hay làm ảnh hưởng đến kim 24 giờ. Nhờ đó, người dùng có thể đồng thời xem giờ địa phương và thời gian tại quê nhà họ.
đồng hồ Rolex có chức năng xem được múi giờ thứ hai

Dòng đồng hồ Rolex GMT Master II sử dụng bộ máy Calibre 3285 giúp máy trở nên đặc biệt hơn ngoài chức năng xem được múi giờ thế giới

  • Arnold & Son Globetrotter Gold: Với thiết kế quả địa cầu 3D đầy bắt mắt, đồng hồ không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho người dùng mà còn là tính năng xem giờ ở tất cả 24 múi giờ chính của thế giới. Múi giờ GMT được biểu thị bằng kim GMT nằm ở vị trí trung tâm và chỉ vào vòng 24 giờ thẳng hàng với các đường kinh tuyến của địa cầu.
đồng hồ Arnold & Son giúp xem được múi giờ GMT

Đồng hồ Arnold & Son Globetrotter Gold với thiết kế hình dạng quả địa cầu 3D độc đáo

  • Ball Watch Engineer Master II Driver Worldtimer: Vòng bezel có rãnh, được đặt ăn khớp theo một hướng, chứa cả vòng biểu hiện 24 thành phố trên thế giới giúp người đeo dễ dàng kiểm tra thời gian ở nhiều đất nước khác nhau.
đồng hồ Ball hiển thị múi giờ 24 thành phố

Đồng hồ Ball Watch Engineer Master II Driver Worldtimer giúp bạn xem được thời gian của 24 thành phố một cách dễ dàng

  • Patek Philippe World Time: Đồng hồ của Patek Philippe được đánh giá là dòng đồng hồ tinh tế khi mặt số được thiết kế nền trắng, giúp cho người dùng có thể dễ dàng quan sát được rõ ràng thông tin về thời gian của các thành phố trên đồng hồ. Trung tâm mặt số được bao bọc bởi vòng khung 24 giờ và được chia thành màu xanh lá, trắng, giúp người dùng phân biệt được ngày và đêm.
đồng hồ Ptaek Philippe có chức năng xem được múi giờ và thời gian ngày, đêm

Đồng hồ Patek Philippe World Time với thiết kế giúp người dùng dễ dàng quan sát được thời gian

Xem thêm: Giờ quốc tế được tính theo múi giờ số mấy? Có thay đổi hay không?

Tất cả nội dung trên là thông tin về khái niệm múi giờ là gì? Hi vọng thông qua bài viết này, Bệnh Viện Đồng Hồ có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về khái niệm này cũng như những thông tin quan trọng cần biết để phân biệt giữa múi giờ GMT và UTC nếu bạn đang có dự định sẽ sở hữu một dòng sản phẩm có chức năng này nhé!

4.9/5 - (171 bình chọn)

Tác giả

Chuyên sửa chữa đồng hồ, bảo dưỡng lau dầu, thay mặt kính, thay pin, thay dây, đánh bóng, thẩm định, thu mua đồng hồ cũ, đào tạo nghề uy tín.

Bệnh Viện Đồng Hồ JSC