Cách chống nước cho đồng hồ đeo tay hiệu quả tại nhà

Tác giả: kimthoai Ngày đăng: 13 giờ trước Lượt xem: 17 Chuyên mục: Mẹo – Hướng dẫn sử dụng

Đồng hồ đeo tay không chỉ là công cụ xem giờ, mà còn là một phụ kiện thời trang để thể hiện phong cách và cá tính của người dùng. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân gây hỏng hóc đồng hồ phổ biến nhất chính là nước. Trong bài viết này, Bệnh Viện Đồng Hồ JSC sẽ chia sẻ chi tiết về cách chống nước cho đồng hồ đeo tay hiệu quả, an toàn và bền bỉ.

Phương pháp tăng cường khả năng chống nước cho đồng hồ

Khả năng chống nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp đồng hồ bền bỉ, hoạt động ổn định trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Dù là đồng hồ cơ hay pin, việc duy trì và cải thiện khả năng chống nước đều rất cần thiết, đặc biệt nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc thời tiết ẩm.

Dưới đây là những cách chống nước cho đồng hồ hiệu quả:

Thay ron định kỳ

Ron cao su (gioăng cao su) là bộ phận quan trọng giúp ngăn nước xâm nhập vào bên trong đồng hồ. Theo thời gian, ron có thể bị chai cứng, nứt, hoặc bị mất độ đàn hồi do tác động của nhiệt độ, áp suất nước và hóa chất. Để đảm bảo khả năng chống nước, bạn nên thay ron định kỳ sau 1-2 năm tại trung tâm sửa chữa uy tín. Nếu thấy dấu hiệu hở hanh, biến dạng hay rỉ nước, cần thay ngay để tránh hỏng linh kiện bên trong.

Sử dụng mỡ silicon

Mỡ silicon là một phương pháp hiệu quả giúp duy trì tính đàn hồi của gioăng cao su trên đồng hồ, từ đó tăng khả năng chống nước. Gioăng cao su sau một thời gian sử dụng có thể bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi, làm giảm khả năng kín nước của đồng hồ.

Để bảo vệ gioăng khỏi hiện tượng này, bạn có thể thoa một lớp mỡ silicon mỏng lên bề mặt gioăng trước khi lắp lại. Mỡ silicon không chỉ giúp duy trì độ đàn hồi mà còn tạo lớp bảo vệ, ngăn ngừa nước xâm nhập vào bên trong đồng hồ.

cách chống nước cho đồng hồ

Sử dụng mỡ silicon thoa vào bề mặt gioăng để tăng khả năng chống nước cho đồng hồ

Sử dụng keo chống nước

  • Keo GS Hypo Cement hoặc UV Glue giúp tăng tính khít, chống nước hiệu quả cho vỏ đồng hồ.
  • Trước khi bôi keo, hãy làm sạch bề mặt, sử dụng lượng vừa đủ và để khô hoàn toàn.

Các nguyên nhân khiến đồng hồ bị vào nước

Đồng hồ của bạn mất khả năng chống nước có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Gioăng cao su bị lão hóa hoặc nứt.
  • Va đập mạnh khiến vỏ bị nứt, hở.
  • Nhiệt độ cao làm giãn nở gioăng.
  • Nút vặn không đóng kín khi gặp nước.

Cách xử lý khi đồng hồ bị vào nước nhẹ hoặc hấp hơi

Khi đồng hồ đeo tay bị vào nước nhẹ hoặc xuất hiện hiện tượng hấp hơi, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để xử lý:

  • Lau khô bên ngoài: Sử dụng khăn mềm hoặc khăn giấy có độ thấm hút cao để lau sạch nước trên bề mặt đồng hồ. Đảm bảo lau kỹ các khe hở và núm chỉnh giờ để loại bỏ hoàn toàn hơi ẩm.
  • Đặt hộp hút ẩm: Tháo dây đeo (nếu có thể) và đặt đồng hồ vào một hộp kín chứa gạo khô hoặc các gói hút ẩm silica gel. Gạo và silica gel có khả năng hút ẩm tốt, giúp loại bỏ hơi nước bên trong đồng hồ. Để đồng hồ trong hộp từ 24 đến 48 giờ để đạt hiệu quả tối đa.
  • Dùng máy sấy ở nhiệt độ thấp: Sử dụng máy sấy tóc ở chế độ gió mát hoặc nhiệt độ thấp, giữ khoảng cách từ 15 đến 20cm so với đồng hồ. Sấy nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút để hơi nước bay hơi. Tránh sử dụng nhiệt độ cao để không gây hư hỏng các linh kiện bên trong.
cách chống nước cho đồng hồ

Để đồng hồ vào hủ gạo nếu bị hấp hơi hoặc vào nước nhẹ

Tham khảo >>> 6 Cách xử lý đồng hồ bị vào nước hiệu quả từ chuyên gia

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn, bạn nên nhanh chóng mang đồng hồ đến trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Đặc biệt, đối với đồng hồ bị vào nước, cần được lau dầu bảo dưỡng để làm sạch và thay dầu mới, giúp các chi tiết hoạt động trơn tru, chính xác và kéo dài tuổi thọ.

Lưu ý và cách bảo quản giúp đồng hồ luôn chống nước tốt

Để bảo quản đồng hồ đeo tay và duy trì khả năng chống nước hiệu quả, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Tránh tắm nước nóng và xông hơi khi đeo đồng hồ: Nhiệt độ cao có thể làm gioăng cao su giãn nở, giảm khả năng chống nước của đồng hồ.
  • Không mang đồng hồ thông thường đi tắm biển: Muối và các khoáng chất trong nước biển có thể ăn mòn các bộ phận kim loại và làm hỏng gioăng cao su, làm giảm khả năng chống nước của đồng hồ
  • Không sử dụng đồng hồ khi tiếp xúc với hóa chất: Các chất như nước hoa, dung môi, chất tẩy rửa có thể làm hỏng gioăng cao su và ảnh hưởng đến lớp vỏ bên ngoài của đồng hồ.
  • Đóng kín nút chỉnh giờ trước khi tiếp xúc với nước: Đảm bảo rằng nút chỉnh giờ được đẩy hoặc vặn vào vị trí kín hoàn toàn để ngăn nước xâm nhập vào bên trong đồng hồ.
  • Bảo dưỡng định kỳ 12-24 tháng/lần: Việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề như gioăng cao su bị lão hóa hoặc hư hỏng, đảm bảo đồng hồ luôn hoạt động tốt và duy trì khả năng chống nước.
cách chống nước cho đồng hồ

Lưu ý không mang đồng hồ đi tắm biển nếu không phải là loại đồng hồ dành cho thợ lặn

Câu hỏi thường gặp

Tại sao đồng hồ bị vào nước dù có chống nước?

Đồng hồ bị vào nước dù có trang bị chức năng chống nước là do gioăng cao su sau một thời gian sử dụng có thể bị nứt hoặc hở, và nhiều người dùng thường quên đóng kín nút chỉnh giờ trước khi tiếp xúc với nước.

Có nên tự sửa đồng hồ bị vào nước?

Người dùng chỉ nên xử lý tạm thời bằng cách hong khô hoặc đặt đồng hồ trong hộp hút ẩm. Tuy nhiên, bạn nên nhanh chóng mang đồng hồ đến trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra và xử lý triệt để, tránh nước còn đọng lại bên trong bộ máy gây ảnh hưởng nghiêm trọng và rút ngắn tuổi thọ hoạt động của đồng hồ.

Kết luận

Với những thông tin chia sẻ phía trên của Bệnh Viện Đồng Hồ JSC giúp bạn nắm rõ cách chống nước cho đồng hồ đeo tay tại nhà giúp gia tăng tuổi thọ, đảm bảo hoạt động bền bỉ và duy trì tính thẩm mỹ. Hãy bảo dưỡng định kỳ và sử dụng đúng cách để chiếc đồng hồ luôn đồng hành cùng bạn trong mọi hoàn cảnh.

Đánh giá post này

Tác giả