Từ trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ chính xác của đồng hồ. Do đó mà cơ chế Antimagnetic trên đồng hồ xuất hiện. Vậy Antimagnetic là gì? Cùng Bệnh Viện Đồng Hồ tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Antimagnetic là gì?
Antimagnetic là thuật ngữ tiếng anh có nghĩa là “kháng từ”. Khi thuật ngữ này được áp dụng vào ngành đồng hồ sẽ được hiểu là đồng hồ có khả năng chống lại từ trường.
Đồng hồ antimagnetic có khả năng chống lại từ trường
Trên thị trường hiện này, đa số đồng hồ đều được trang bị tính năng này và khả năng chống từ trường của nó đạt tối thiểu là ISO 764, tương đương với mức 4800 A/m (đơn vị đo lường quốc tế của từ trường).
Các cơ chế Antimagnetic thường thấy trên đồng hồ
Tùy từng nhà sản xuất mà các cỗ máy đồng hồ sẽ có cơ chế chống từ trường khác nhau. Tuy nhiên, có 5 cơ chế phổ biến nhất được ứng dụng trong sản phẩm của nhiều thương hiệu nổi tiếng như:
Dùng tấm chắn từ trường
Cơ chế chống từ tính đầu tiên được các nhà sản xuất sử dụng là bọc toàn bộ bộ máy trong một tấm chắn bằng sắt mềm. Đây là cách vẫn được sử dụng bởi những chiếc đồng hồ hiện đại như Rolex Milgauss và đạt mức 80.000 A/m.
Đồng hồ Rolex Milgauss có cơ chế antimagnetic
Với cơ chế này, khi đồng hồ tiếp xúc với từ trường thì nó sẽ bị hút và chứa bên trong tấm chắn này, ngăn chặn nó xâm nhập vào bộ máy. Tuy nhiên, khi người ta nhận ra phương pháp này không thực tế vì phải sử dụng tấm chắn dày hơn nếu muốn chống từ trường mạnh hơn. Đặc biệt, nó không đáp ứng được yêu cầu của những cỗ máy “Thủy quân lục chiến” là không được có từ tính trong cấu trúc máy.
Dùng vỏ chống từ trường
Các mẫu đồng hồ Casio G-Shock là mẫu điển hình được sử dụng lớp vỏ bên ngoài chống từ trường. Chất liệu để làm ra lớp vỏ này là thép không gỉ hoặc nhựa cao cấp giúp bảo vệ tối đa sự vận hành của bộ máy bên trong khỏi từ trường.
Dùng bánh xe thoát silicon
Bánh xe thoát silicon được làm từ vật liệu silicon phi từ tính, đây là một phương pháp hiệu quả để các nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm của mình kháng từ tốt. Vật liệu silicon không chỉ không có từ tính mà còn có khả năng chống ăn mòn, ổn định nhiệt và nhẹ hơn các kim loại khác rất nhiều. Nhờ đó mà chất liệu này sẽ cải thiện hiệu quả và kéo dài tuổi thọ cho bộ máy đồng hồ.
Bánh xe thoát silicon được làm từ vật liệu silicon phi từ tính
Dùng dây tóc chống từ trường
Dây tóc là phần quan trọng của bộ máy đồng hồ và nó thường được làm bằng kim loại nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi từ trường. Một khi dây tóc bị nhiễm từ nó sẽ tự dính vào nhau và ngừng chuyển động. Do đó các thương hiệu như Omega, Certina, Zenith, Hublot, IWC sử dụng dây tóc được làm từ silicon hay carbon composite, hợp kim Niobium Zirconium.
Dây tóc được làm từ silicon hay carbon composite, hợp kim Niobium Zirconium.
Những sản phẩm này được trang bị dây tóc chống từ trường sẽ cho độ chính xác cao hơn, chống sốc tốt hơn, ổn định nhiệt tốt hơn. Phương pháp này gần như sẽ xử lý triệt để tình trang dây tóc bị dính và xoắn khi vào vùng có từ trường mạnh.
Dùng lò xo chống từ trường
Seiko là thương hiệu đã phát triển công nghệ Diashock, sử dụng các vòng bi và lò xo đàn hồi để tăng hiệu quả chống lại tác động của từ trường. Những bộ phận này sẽ giảm tối đa va chạm và rung động khi bộ máy vận hành trong từ trường.
Tại sao đồng hồ cần có Antimagnetic?
Đồng hồ cần có tính năng Antimagnetic để chống lại từ trường và hạn chế trục trặc cho sản phẩm. Bởi vì từ trường bao phủ mọi nơi trên Trái Đất, đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động đo giờ của bộ máy thời gian, khiến đồng hồ chạy chậm và sai số nhiều hơn.
Bệnh Viện Đồng Hồ JSC đã cung cấp cho bạn tất cả thông tin antimagnetic là gì? Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!