Vàng tây là vàng gì? Làm sao để phân biệt được vàng tây và vàng ta?
Vàng tây là một chất liệu phổ biến và được ưa chuộng trong sản xuất trang sức và các phụ kiện cao cấp như đồng hồ. Nhưng bạn đã hiểu rõ vàng tây là gì chưa? Hay những thông tin cần thiết về loại chất liệu này. Hãy cùng Bệnh Viện Đồng Hồ tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Vàng tây là gì?
Vàng tây là tên dùng để gọi cho một loại hợp kim được kết hợp giữa vàng nguyên chất với một số kim loại khác như: Niken, Palladium, bạc,… theo tỉ lệ phù hợp để tạo độ cứng, khắc phục những yếu điểm của vàng nguyên chất đó chính là sự mềm dẻo, khó tạo khối của chúng.
Tùy thuộc vào hàm lượng vàng được dùng nhà sản xuất có thể phân thành nhiều loại vàng tây khác nhau như vàng 9K, vàng 10K, vàng 14K, vàng 18K,… Ngoài ra, phụ thuộc tỷ lệ phần trăm vàng có trong mỗi sản phẩm mà giá trị của vàng tây sẽ khác nhau. Nếu phần trăm vàng càng cao thì giá trị sẽ cao hơn và ngược lại, nếu tỉ lệ vàng thấp thì giá trị của chúng cũng sẽ giảm đi.
Có bao nhiêu loại vàng tây trên thị trường?
Trên thị trường hiện nay, vàng tây có 9 loại được sử dụng rộng rãi trong sản xuất trang sức và phụ kiện làm đẹp như đồng hồ như: vàng 8K, vàng 9K, vàng 10K, vàng 14K, vàng 14.6K, vàng 15.6K, vàng 16K, vàng 16.3K và vàng 18K.
Tùy vào hàm lượng vàng có trong từng hợp chất mà có thể cho ra được các loại vàng khác nhau. Karat (K) là đơn vị dùng để đo độ tinh khiết của vàng ( tức là hàm lượng vàng nguyên chất có trong vàng miếng, vàng thỏi, trang sức…). Số Karat (K) càng cao thì hàm lượng vàng nguyên chất bên trong càng lớn và giá thành cũng sẽ cao tương ứng.
Dấu hiệu nhận biết vàng tây thật và giả
Vàng tây là loại chất liệu thông dụng và được sử dụng rộng rãi trên thị trường, chất liệu này thường được áp dụng trong sản xuất các sản phẩm trang sức và phụ kiện. Bạn có thể sử dụng 4 dấu hiệu sau để kiểm tra xem chúng là loại vàng thật hay giả mà không cần mất quá nhiều thời gian để xác định.
Quan sát bên ngoài
Phân biệt và nhận biết được màu sắc của vàng tây không phải là điều đơn giản, nhưng nếu thường xuyên quan sát, bạn có thể nhận ra sự khác biệt ở màu sắc của từng loại vàng tây. Vàng tây chính hãng thường có bề mặt nhẵn, bóng và mịn màng hơn vàng tây giả.
Khi nói đến độ bền và độ tinh xảo, các sản phẩm làm từ vàng tây hoặc vàng 10K trở lên thường có độ bền cao, mặc dù không có sự khác biệt lớn về độ tinh xảo. Trong quá trình pha trộn vàng tây, tỉ lệ các kim loại khác sẽ giúp ngăn chặn vàng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường. Tuy nhiên, vàng có hàm lượng dưới 10K thường có độ cứng cao hơn và dễ gãy nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Kiểm tra độ cứng
Vàng tây lẫn vàng ta đều là kim loại mềm. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhẹ nhàng bóp chúng để cảm nhận được mức độ lõm xuống của vàng hoặc có thể dùng răng để cắn. Thông thường, vàng giả sẽ có độ cứng hơn và nếu cắn sẽ không để lại dấu vết gì.
Sử dụng nam châm
Nam châm không thể hút được vàng mà chúng chỉ có tác động đến các thành phần kim loại được trộn lẫn trong vàng. Nếu trang sức vàng bị nam châm hút mạnh, điều này cho thấy sản phẩm đó có thể là vàng giả hoặc nhiều tạp chất khác.
Đốt hoặc phân kim
Sử dụng phương pháp nung để kiểm tra là phương pháp giúp bạn xác định được đâu là vàng thật và vàng giả. Đối với vàng thật, chúng sẽ có hiện tượng co lại với nhau nhưng nếu là vàng giả, chúng sẽ bị đốt cháy và bay hơi. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm hao hụt hàm lượng vàng trong quá trình thực hiện kiểm tra.
Làm sao để phân biệt được vàng tây và vàng ta?
Khi nhắc đến vàng tây, hầu hết nhiều người sẽ liên tưởng đến vàng ta như là một bộ đôi trong thế giới trang sức vàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại vàng này. Vì vậy, 4 yếu tố sau sẽ giúp bạn phân biệt được giữa vàng tây và vàng ta.
Chất lượng
Vàng tây có phần trăm vàng thấp hơn do được pha trộn với các kim loại khác. Ngược lại thì vàng ta hay còn gọi là vàng 9999 hay vàng 24K là loại vàng có độ tinh khiết cao, với hàm lượng vàng nguyên chất từ 99% trở lên. Vì vậy chất lượng và độ tinh khiết có trong ta sẽ cao hơn vàng tây.
Màu sắc
Vàng ta thường có sắc vàng khá đậm và là màu đặc trưng của loại vàng này. Còn đối với vàng tây thì chúng thường sẽ có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào số Karat và sắc vàng sẽ nhạt hơn so với vàng ta. Ngoài ra, vàng tây cũng có các màu sắc như màu trắng bạc (hay còn gọi là vàng trắng) hoặc màu vàng hồng (rose gold).
Mục đích
Thông thường, vàng tây là chất liệu được dùng để làm trang sức và nhờ vào việc pha trộn các kim loại khác sẽ giúp cho vàng tây có nhiều sắc thái màu đa dạng và tạo độ cứng tốt hơn. Trong khi đó, vàng ta được xem là một loại tài sản để đầu tư và tích lũy. Vàng ta cũng được dùng để sản xuất làm trang sức và phụ kiện trang trí, làm đẹp nhưng chúng không được phổ biến như vàng tây.
Cách xác định tuổi của vàng tây
Cách tính tuổi vàng tây dựa vào cách tính hàm lượng vàng nguyên chất trong loại vàng mà bạn chọn, vàng càng ít tuổi thì hàm lượng vàng nguyên chất càng ít. Công thức để tính tuổi của vàng tây như sau:
Tuổi vàng = Hàm lượng vàng/10 = 10*Karat/24
Một ví dụ cụ thể về cách tính này sẽ như sau:
Đối với vàng tây 750 hay vàng 18K, hàm lượng vàng nguyên chất là 75%. Vậy dựa theo công thức tính tuổi của vàng tây thì vàng 750 sẽ có tuổi vàng là 7.5 tuổi. Tương tự như vàng 16K, hàm lượng vàng nguyên chất là 66.7%, vậy thì tuổi vàng sẽ là 6.6 tuổi. Còn đối với vàng 14K với 58.3% hàm lượng vàng, thì sẽ có tuổi vàng là 5.8 tuổi.
Dựa theo cách tính và ví dụ trên, bạn có thể xác định được độ tuổi của vàng tây cũng như hàm lượng vàng cho mỗi loại. Tuy nhiên, bạn cần tính hàm lượng của vàng dựa vào số Karat (K) của vàng trước khi xác định tuổi của chúng bằng cách dựa vào bảng sau:
Karat (K)
|
Hàm lượng vàng (%)
|
Vàng 24K
|
99,99%
|
Vàng 18K
|
75%
|
58,33%
|
|
41,67%
|
|
Vàng 9K
|
37,5%
|
Cần lưu ý gì khi mua vàng tây?
Trên thị trường hiện nay, vàng là một loại chất liệu phổ biến dùng để làm trang sức và phụ kiện. Tuy nhiên, có rất nhiều loại vàng khác nhau và thật giả lẫn lộn. Vì vậy, bạn nên chú ý 3 điều sau nếu có dự định sẽ mua vàng tây để làm trang sức hoặc tích trữ nhé!
-
Nguồn gốc và chất lượng: Để đảm bảo được chất lượng vàng mà bạn mua có thật sự tốt hay không, nguồn gốc xuất xứ và nơi uy tin là yếu tố mà bạn cần lưu ý để tránh mua nhầm vàng giả.
-
Hiểu hàm lượng vàng: Việc nắm rõ hàm lượng vàng có trong sản phẩm như: Vàng tây 24K, 22K, 18K,… giúp bạn lựa chọn được loại vàng phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
-
Xem xét giá vàng: Giá vàng có thể thay đổi liên tục. Vì vậy, trước khi mua, bạn cần xem qua giá vàng của ngày hôm đó để đưa ra một lựa chọn thông minh và có “hời” cho bạn.
Vàng tây có tốt hơn vàng trắng không?
Vàng tây có tốt hơn vàng trắng hay không còn tùy thuộc vào hàm lượng vàng có trong từng sản phẩm. Nếu xét về độ bền và độ cứng thì vàng tây sẽ chiếm ưu thế hơn, ngược lại thì vàng trắng có độ đàn hồi và phản quang tốt hơn. Ngoài ra, vàng trắng còn có khả năng chịu được ma sát nên chúng ít bị hao mòn, biến dạng hay gãy khi sử dụng.
Nhờ vào tính chất bền, dẻo nên cả vàng tây và vàng trắng đều được ưa chuộng sử dụng để làm trang sức, đặc biệt là hai loại vàng 14K và 18K. Vàng tây hay vàng trắng đều có những đặc điểm riêng, vì vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn nên xem xét lựa chọn loại vàng phù hợp cho mình.
Các câu hỏi thường gặp
Vàng tây bao nhiêu 1 chỉ?
Giá vàng tây luôn có sự thay đổi liên tục. Vì vậy, nếu bạn đang có sự quan tâm đến loại vàng này thì sau đây là bảng giá vàng tây mới nhất tại các cửa hàng chuyên bán vàng uy tín, chính hãng:
Tại PNJ (đơn vị 1.000đ/Chỉ):
Loại vàng tây | Mua vào | Bán ra |
Vàng 750 (18K) | 5,005 | 5,145 |
Vàng 585 (14K) | 3,876 | 4,016 |
Vàng 416 (10K) | 2,720 | 2,860 |
Vàng 650 (15.6K) | 4,321 | 4,461 |
Vàng 680 (16.3K) | 4,526 | 4,666 |
Vàng 610 (14.6K) | 4,047 | 4,187 |
Vàng 375 (9K) | 2,440 | 2,580 |
Vàng 333 (8K) | 2,132 | 2,272 |
Tại SJC (vnđ/lượng)
Loại vàng tây | Mua vào | Bán ra |
NỮ TRANG 68% (vàng 16K) | 44,701,000 | 46,735,000 |
NỮ TRANG 41.7% (Vàng 10K) | 26,697,000 | 28,697,000 |
Tại Mi Hồng (vnđ/chỉ)
Loại vàng tây | Mua vào | Bán ra |
Vàng 750 (18K) | 4.600.000 | 4.4740.000 |
Vàng 680 (16.3K) | 4.070.000 | 4.220.000 |
Vàng 610 | 3.970.000 | 4.120.000 |
Vàng tây có dễ bị mất giá không?
Nhiều người lo lắng rằng sau khi bán lại thì vàng tây có thể sẽ bị mất giá. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào hàm lượng vàng nguyên chất mà chúng có và giá trị thẩm mỹ lúc mua tại cửa hàng. Nếu là sản phẩm vàng tây có thiết kế thẩm mỹ cao thì bạn sẽ mất phần tiền gia công cho sản phẩm đó. Còn nếu loại vàng bạn mua là loại để tích trữ thì giá bán ra có thể sẽ hời hơn tùy vào giá vàng thời điểm lúc đó.
Đồng hồ vàng tây có đánh bóng được không?
Đồng hồ vàng tây có thể đánh bóng được, nhưng hầu hết các trang sức và phụ kiện có chứa vàng sẽ được chia làm hai loại là xi mạ vàng và vàng nguyên khối. Thông thường, đồng hồ xi mạ vàng có nghĩa là phủ một lớp vàng mỏng lên. Vì vậy, khi đánh bóng, lớp mạ đó sẽ mất đi. Còn đối với đồng hồ vàng nguyên khối thì việc đánh bóng sẽ không làm mất đi lớp vàng đặc trưng của đồng hồ. Tuy nhiên, lượng vàng sẽ bị hao hụt nhưng không đáng kể khi đánh bóng.
Mua đồng hồ làm bằng vàng tây có mắc không?
Đồng hồ làm bằng vàng sẽ được chia làm hai loại là: đồng hồ mạ vàng và đồng hồ vàng nguyên khối. Những chiếc đồng hồ được xi mạ vàng sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với đồng hồ vàng nguyên khối vì lượng vàng có trong chiếc đồng hồ khác nhau. Ngoài ra, đồng hồ vàng có mắc hay không còn tùy thuộc vào thương hiệu mà bạn mua.
Nội dung trên là tất cả thông tin về vàng tây, hy vọng thông qua bài viết này, Bệnh Viện Đồng Hồ có thể giúp bạn hiểu được khái niệm vàng tây là gì và cách phân biệt sự khác nhau giữa vàng tây và vàng ta. Hãy lựa chọn một trang sức vàng tây phù hợp cho mình để trở nên nổi bật hơn nhé!