Vàng 24K Là Gì? Có giống vàng 9999 không?
Vàng 24K là gì mà lại được xem là biểu tượng của sự thuần khiết và giá trị cao nhất trong các loại vàng? Bài viết dưới đây của sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính của vàng 24K và có giống vàng 9999 không, cũng như có sử dụng vào trong chế tác đồng hồ không?
Vàng 24K là gì?
Vàng 24K là loại vàng có độ tinh khiết cao nhất với hàm lượng vàng nguyên chất lên đến 99,99%. Đây là dạng vàng gần như hoàn hảo, không pha lẫn hoặc chỉ chứa một lượng rất nhỏ các kim loại khác.
Tên gọi 24K xuất phát từ thang độ K (Karat), trong đó số K thể hiện độ tinh khiết của vàng. Vàng 24K tương đương với vàng 10 tuổi, nghĩa là không có tạp chất đáng kể, khác với các loại vàng thấp tuổi hơn như: 18K (75% vàng), 14K (58,3% vàng). Nhờ vào độ tinh khiết cao, vàng 24K có màu vàng ánh kim rực rỡ nhưng lại mềm và dễ uốn, khiến nó ít được sử dụng trong chế tác đồng hồ hoặc trang sức đeo hàng ngày mà chủ yếu dùng để đầu tư và lưu trữ giá trị dưới dạng vàng miếng, thỏi vàng.
Vàng 24K và vàng 9999 có giống nhau không?
Vàng 24K và vàng 9999 thực chất là cùng một loại vàng, đều có độ tinh khiết gần như tuyệt đối, chỉ khác nhau ở cách gọi theo thang độ Karat và hàm lượng tinh khiết.
Trong đó, “K” là viết tắt của Karat, là đơn vị đo độ tinh khiết của vàng. Thang đo này chia vàng thành 24 phần, và vàng 24K có độ tinh khiết là 24/24. Thực tế, vàng 24K thường có độ tinh khiết dao động từ 99,9% đến 99,99% do có sự hiện diện của một lượng tạp chất rất nhỏ không thể tránh khỏi trong quá trình chế tác.
Bên cạnh đó, vàng 9999 thể hiện hàm lượng vàng nguyên chất là 99,99%. Vàng 9999 thực tế chính là vàng 24K vì độ tinh khiết của nó là 99,99%
Nếu mua vàng để đầu tư, vàng 9999 là lựa chọn phổ biến nhất vì độ tinh khiết cao và giữ nguyên giá trị, chủ yếu dùng trong vàng miếng, thỏi vàng để đầu tư. Nếu mua vàng để chế tác trang sức hoặc vật phẩm phong thủy, vàng 24K là thuật ngữ thường được sử dụng.
Phân biệt vàng 24K với các loại vàng khác
Dưới đây là bản so sánh vàng 24K với các loại vàng khác chi tiết như sau:
Loại Vàng | Hàm Lượng Vàng | Độ Cứng & Độ Bền | Màu Sắc | Ứng Dụng Trong Đồng Hồ |
Vàng 24K | 99,99% vàng nguyên chất | Rất mềm, dễ trầy xước, khó chế tác | Vàng ánh kim đậm, rực rỡ | Ít được sử dụng do độ mềm |
Vàng 18K | 75% vàng + 25% hợp kim | Cứng hơn vàng 24K, chống trầy tốt hơn | Vàng sáng bóng, ít đậm hơn vàng 24K | Phổ biến trong đồng hồ cao cấp |
Vàng 14K | 58,3% vàng + 41,7% hợp kim | Rất cứng, bền, ít bị trầy xước | Màu vàng nhạt hơn, hơi ánh trắng | Dùng trong đồng hồ thể thao cao cấp |
Vàng 10K | 41,7% vàng + 58,3% hợp kim | Cứng nhất, chống trầy tốt nhất | Màu vàng nhạt, hơi pha ánh bạc | Ít dùng trong đồng hồ cao cấp, thường xuất hiện ở phân khúc giá tầm trung |
Bảng so sánh vàng 24K với vàng 18k, vàng 14k và vàng 10k trong chế tác đồng hồ hiện nay
Vàng 24K bao nhiêu 1 chỉ?
Giá vàng 24K hôm nay dao động trong khoảng 96,7 đến 98,2 triệu đồng/lượng tại các cửa hàng vàng lớn như: SJC, DOJI, PNJ và Bảo Tín Minh Châu. Tuy nhiên, giá vàng có thể thay đổi liên tục trong ngày. Để biết giá chính xác và cập nhật nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với các cửa hàng vàng uy tín.
Nên mua vàng 24K hay vàng 18K để đầu tư?
Như đã so sánh về vàng 24K và các loại vàng khác, nếu bạn muốn đầu tư lâu dài và bảo toàn giá trị tài sản, vàng 24K là sự lựa chọn tốt hơn vì tính thanh khoản cao và giá trị ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn cần vàng để chế tác trang sức với độ cứng cao và giá thành hợp lý hơn, vàng 18K sẽ là lựa chọn phù hợp. Tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu đầu tư của bạn, mỗi loại vàng có ưu điểm riêng.
Cách bảo quản trang sức vàng 24K giữ nguyên giá trị
Để bảo quản trang sức vàng 24K và duy trì giá trị cũng như vẻ đẹp ban đầu, bạn có thể tham khảo các cách như sau:
-
Tránh tiếp xúc với hóa chất: Hạn chế để trang sức vàng tiếp xúc với các chất như nước hoa, mỹ phẩm, thuốc tẩy rửa và các hóa chất khác… có thể gây ảnh hưởng đến độ bền và làm xỉn màu vàng.
-
Hạn chế tiếp xúc với các kim loại khác: Không nên để trang sức vàng tiếp xúc gần với các kim loại như: bạc, chì, đặc biệt là thủy ngân có trong một số hóa chất và mỹ phẩm… có thể gây ra phản ứng hóa học, tạo đốm trắng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trang sức.
-
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát: Lưu trữ trang sức vàng ở nơi có nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và nơi ẩm ướt.
-
Vệ sinh trang sức vàng bằng cách ngâm trong nước ấm pha xà phòng loãng, sau đó chà nhẹ bằng bàn chải mềm và lau khô bằng khăn mềm. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc dụng cụ cứng để làm sạch, nhằm tránh gây hại cho bề mặt trang sức.

Bảo quản vàng 24K ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với các hóa chất nhằm đảm bảo giá trị và chất lượng.
Những lưu ý khi mua vàng 24K
Khi mua vàng 24K để đầu tư, bạn cần chú ý một số điều như sau:
-
Theo dõi sự biến động của giá vàng: Giá vàng luôn thay đổi do ảnh hưởng bởi các yếu tố như: kinh tế vĩ mô, chính xác tiền tệ cung cầu trên thị trường. Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi giá vàng để đưa ra quyết định mua bán phù hợp tránh rủi ro thua lỗ.
-
Chọn địa điểm và thương hiệu uy tín: Đảm bảo mua vàng từ các cửa hàng hoặc đại lý có giấy phép kinh doanh hợp pháp và danh tiếng, giúp bạn đảm bảo chất lượng và giá trị vàng.
Vì sao vàng 24K ít được dùng trong chế tác đồng hồ?
Mặc dù có giá trị cao, vàng 24K rất hiếm khi được sử dụng trong ngành chế tác đồng hồ, vì nó quá mềm để làm vỏ hoặc dây đồng hồ. Độ cứng thấp khiến nó dễ bị trầy xước, móp méo khi sử dụng hàng ngày, làm giảm tính bền bỉ của sản phẩm. Ngoài ra, vàng 24K khó chế tác hơn vàng 18K, do tính chất mềm dẻo khiến việc gia công trở nên phức tạp hơn.
Đồng thời, vàng 24K có giá thành cao hơn nhưng lại không mang đến lợi ích thực tế trong sản xuất đồng hồ so với các kim loại khác như: vàng 18K, bạch kim hoặc thép không gỉ. Vì vậy, hầu hết các thương hiệu đồng hồ xa xỉ trên thế giới như: Patek Philippe, Rolex, Omega… đều ưu tiên sử dụng vàng 18K thay vì vàng 24K để đảm bảo độ bền, thẩm mỹ và giá trị của sản phẩm.
Lời kết
Mong rằng những chia sẻ phía trên của Bệnh Viện Đồng Hồ JSC giúp bạn hiểu rõ hơn về vàng 24K là gì và những đặc điểm để cân nhắc kỹ lưỡng về mục đích sử dụng và khả năng tài chính của mình trước khi quyết định mua.