Tantalum là gì? Cách bảo quản và ưu nhược điểm của Tantalum
Vài năm trở lại đây, một số thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thế giới sử dụng chất liệu Tantalum trong quá trình chế tác vỏ đồng hồ của mình. Vậy Tantalum là gì? Cùng Bệnh Viện Đồng Hồ JSC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tantalum là gì?
Tantalum là một nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn, ký hiệu là “Ta” và số nguyên tử là 73. Đây là kim loại đặc biệt được phát hiện ở Thụy Sĩ vào năm 1802. Tantalum có nguyên tử khối là 16,7g/cm3 tương đương với trọng lượng của vàng 18k, tuy nhiên nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1064 độ C thì tantalum cần đến 3017 độ C mới có thể nóng chảy được.
Do đó việc khai thác kim loại này vô cùng tốn kém thậm chí còn tốn kém hơn quá trình chế tác nó. Không những vậy, độ cứng của tantalum còn cứng hơn nhiều hơn so với những kim loại khác.
Ưu điểm của chất liệu tantalum
Độ bóng bền
Tantalum có màu xám tự nhiên pha lẫn với một chút xanh lam và tối hơn so với bạch kim. Đặc biệt nó có độ bóng cao và sáng bóng tự nhiên.
Khi được chế tác thành trang sức nhẫn cưới, hầu hết tất cả những người thợ kim hoàn đều sẽ làm mờ hoặc lựa chọn thiết kế trơn để làm nổi bật màu sắc và độ bóng của trang sức này.
Độ bền cao
Tantalum có đặc tính cực kỳ bền và đạt 6.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs. Do đó khả năng chống trầy xước, vỡ và chống ăn mòn cực cao.
Do tantalum là kim loại trơ nên không có tính dẫn nhiệt hoặc bất kỳ phản ứng nào với kim loại khác, cũng như không hòa tan vào dung môi trừ axit flohydric. Ngay cả lúc bị trầy xước thì bề mặt của kim loại có thể đánh bóng dễ dàng, do đó trang sức tantalum phù hợp với những người năng động và thường xuyên phải hoạt động.
Giá cả hợp lý
Tantalum là kim loại hiếm và được thợ kim hoàn đánh giá cao nên trang sức nhẫn cưới khi được làm từ kim loại này sẽ có giá thành cao hơn Tungsten và Titanium, tương đương Bạch kim. Loại này được định giá ở mức trung bình giữ kim loại công nghiệp và kim loại quý. Tuy nhiên tùy vào chất lượng trang sức, giá của nó có thể đắt hơn vàng và bạch kim.
Độ an toàn
Một trong những ưu điểm của Tantalum là không gây dị ứng cho người sử dụng. Kim loại này tương thích sinh học nên không gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào trên da, bạn có thể an tâm sử dụng. Do đó, Tantalum rất được ưa chuộng trong các ứng dụng y tế và nha khoa.
Dễ thay đổi kích thước
Một yếu tố quan trọng mà mọi người thường quan tâm khi chọn mua nhẫn là khả năng thay đổi kích thước đúng không? Khác với Titan và Tungsten, Tantalum sẽ có khả năng uốn cong và thay đổi kích thước một cách dễ dàng.
Bạn có thể điều chỉnh kích thước của trang sức một cách linh hoạt mà không cần phải thay thế bằng nhẫn khác. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể dễ dàng cắt và lấy trang sức ra mà không gặp phải khó khăn.
Nhược điểm của tantalum
Kiểu dáng giới hạn
Tantalum thường được kết hợp với các kim loại khác để tăng độ bền hoặc mang lại thiết kế đẹp hơn. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, trang sức làm từ Tantalum chưa có nhiều sự đa dạng về kiểu dáng. Hầu hết các mẫu trang sức này sẽ được thiết kế dành riêng cho nam giới và tìm kiếm đồ trang sức Tantalum chất lượng cho phái nữ khá khó.
Không có giá trị truyền thống
Tantalum không thuộc hàng kim loại cổ điển hay giá trị lịch sử như bạch kim và vàng trong việc làm trang sức đám cưới. Do đó, nhiều người cảm thấy e ngại khi chọn Tantalum cho trang sức đám cưới, vì họ thấy kim loại này có thể trở nên lỗi thời.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trong tương lai Tantalum có thể trở nên khan hiếm. Các nhà khoa học dự đoán rằng giá của kim loại này sẽ tăng mạnh trong những năm tới, điều này có thể làm cho trang sức Tantalum trở nên đắt đỏ và đáng quý hơn.
Gây tranh cãi trong việc khai thác
Tantalum gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình khai thác vì xuất hiện những cuộc xung đột và chiến tranh tại Congo khi bắt đầu khai thác nó. Ngoài ra, còn có những vấn đề liên quan đến đạo đức lao động và bền vững trong quá trình khai thác kim loại này.
Tuy nhiên, ở các quốc gia như Úc hoặc các quốc gia phát triển khác, quá trình khai thác tantalum thường được tiến hành bài bản hơn, gây ra ít tranh cãi hơn so với các quốc gia đang phát triển.
Ứng dụng Tantalum trong đồng hồ
Tantalum có đặc tính dễ uốn, dễ gia công và chống ăn mòn bởi axit vô cùng tốt, vì vậy mà nó được ứng dụng vào ngành sản xuất đồ. Bạn có thể thấy chất liệu này ở vỏ, vòng bezel như ở đồng hồ Omega Seamaster American’s Cup.
Tantalum là kim loại rất đặc và nặng, do đó khi bạn đeo một chiếc đồng hồ được làm từ chất liệu này bạn sẽ ấn tượng với trọng lượng của nó đầu tiên thay vì màu sắc của nó. Tuy nhiên, đồng hồ tantalum sẽ không nặng như đồng hồ vàng hay bạch kim nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến cổ tay của người đeo và bạn sẽ không thể quên được rằng mình đang đeo nó. Nếu bạn đã quen với việc đeo đồng hồ làm từ vỏ titanium, có thể bạn sẽ không thích chiếc đồng hồ làm từ tantalum.
Cách bảo quản đồng hồ tantalum như thế nào?
Chất liệu tantalum sở hữu màu xám đá phiến rất đẹp và độc đáo, còn có khả năng chống trầy xước và ăn mòn cao. Vì vậy, khi bạn không muốn đeo nữa thì chỉ cần cất đồng hồ vào tủ bảo quản là được. Tuy nhiên, bạn nên đặt riêng tất cả đồng hồ và trang sức của mình trong hộp có lót hoặc túi mềm để tránh làm xước kim loại này.
So sánh tantalum với vàng, bạch kim
Tantalum hay vàng, bạch kim đều là chất liệu được sử dụng phổ biến trong những món trang sức hiện nay như là đồng hồ đeo tay. Nếu bạn đang do dự không biết nên mua loại nào thì cùng xem bảng so sánh sau đây nhé!
Thuộc tính
|
Tantalum
|
Vàng
|
Bạch kim
|
Màu sắc
|
Xám bạc
|
Vàng, Trắng, Hồng
|
Trắng
|
Độ cứng (Mohs)
|
6.5
|
2.5 – 3
|
4 – 4.5
|
Điểm nóng chảy
|
3017 °C
|
1064 °C
|
1064 °C
|
Dẫn điện
|
Dẫn điện tốt
|
Dẫn điện tốt
|
Dẫn điện tốt
|
Giá trị
|
Thấp
|
Cao
|
Cao
|
Ứng dụng
|
Điện tử, y tế, hàng không vũ trụ
|
Trang sức, tiền xu, đầu tư
|
Trang sức, công nghiệp, điện tử
|
Ứng dụng của tantalum ngoài đồng hồ
Ngoài ứng dụng vào sản xuất đồng hồ, tantalum còn được sử dụng trong một số lĩnh vực khác. Nó được kết hợp trong các kim loại khác nhau để tăng thêm độ bền, độ dẻo cao và tăng điểm nóng chảy của hợp kim.
Tantalum được sử dụng để sản xuất các thiết bị phẫu thuật vì nó không ảnh hưởng bởi các chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, nhà sản xuất thủy tinh còn sử dụng Oxit Tantalum để chế tạo mặt kính đặc biệt có chỉ số khúc xạ cao, loại kính này được sử dụng cho các vật dụng như ống kính máy ảnh.
Đoạn kết
Trong bài viết này, Bệnh Viện Đồng Hồ JSC đã cung cấp hết tất cả thông tin cho bạn về tantalum là gì. Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé! Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi và sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của bạn về tantalum cũng như các chất liệu khác trong ngành chế tác đồng hồ. Hãy đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác trên website của chúng tôi!