Sai số đồng hồ cơ là gì?
Sai số đồng hồ cơ là sự sai lệch thời gian (nhanh hoặc chậm) trung bình hằng ngày của chúng. Do sai số đồng hồ mỗi ngày không giống nhau, con số này tùy thuộc vào loại bộ máy và các điều kiện sử dụng đồng hồ, hoặc môi trường bên ngoài.
4 yếu tố ảnh hưởng đến sai số ở đồng hồ cơ
Nhiệt độ
Hầu hết mọi sai số ở đồng hồ cơ được công bố bởi bất cứ thương hiệu nào đều được tính trong phạm vi 5-35 độ C. Ngoài phạm vi này, các linh kiện kim loại bên trong bộ máy giãn nở hoặc co lại đáng kể ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy từ đó làm tăng sai số.
Thông thường, dưới nhiệt độ cao, đồng hồ có xu hướng chạy chậm, ngược lại ở nhiệt độ thấp nó sẽ chạy nhanh hơn. (Nếu nhiệt độ quá thấp làm đông đặc dầu bôi trơn, có thể sẽ khiến đồng hồ chạy chậm đi nhiều hơn hoặc đứng máy luôn). Vì thế, không nên đặt đồng hồ của bạn ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 5ºC hoặc trên 35ºC để đảm bảo “an toàn” cho chiếc đồng hồ yêu quý của bạn.
Từ tính
Đồng hồ có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi từ tính và dẫn đến vấn đề chạy nhanh (chủ yếu) hoặc chậm/đứng máy. Điều quan trọng là không nên để một chiếc đồng hồ gần vật thể từ trong thời gian dài như điện thoại di động, tivi và loa máy tính, dây chuyền nam châm, túi ví có nút nam châm, máy sấy tóc, dao cạo điện, cửa tủ lạnh…
Cần chú ý là đồng hồ khá dễ bị nhiễm từ và sau khi khử từ vẫn có thể bị nhiễm từ tiếp, vì thế, nếu muốn sai số thấp, bất kể như thế nào, hãy giữ đồng hồ cách xa các nguồn từ trường.
Đồng hồ bị sốc
Chấn động mạnh, rung lắc (sốc) cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sai số đồng hồ cơ. Bạn nên tháo đồng hồ trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào vận động mạnh. Bất cứ ảnh hưởng trực tiếp nào đến cổ tay bạn đều có thể ảnh hưởng đến những bộ phận nhỏ bên trong đồng hồ, làm rơi hay đặt mạnh đồng hồ lên thứ gì đó cũng có thể gây ra sai số ở đồng hồ.
Vị trí đặt mặt số
Sai số đồng hồ cơ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi vị trí đặt khi nó không được đeo trên cổ tay (tức nằm yên một chỗ). Mỗi vị trí đặt sẽ cho sai số khác nhau, các vị trí đặt đồng hồ phổ biến theo thói quen của mọi gồm: mặt ngửa, mặt úp, mặt đứng, mặt ngược, núm úp, núm ngửa, mặt đứng nghiêng 45 độ, …
Điều này là do trọng lực trái đất ảnh hưởng đến chuyển động của bộ máy bên trong đồng hồ (Bộ Dao Động), nếu bạn đeo trên tay, ảnh hưởng của trọng lực gần như bị loại bỏ do tay cử động liên tục.
Nhìn chung, sai số ở mỗi vị trí đặt tùy theo mẫu đồng hồ, bạn hãy thử các vị trí để xác định vị trí nào ít ảnh hưởng và mang đến sai số thấp nhất cho đồng hồ của mình. Nếu đó là đồng hồ tự động, bạn nên mua hộp xoay và cho đồng hồ vào đó những khi không đeo trên tay, vừa lên dây để đồng hồ không đứng máy, vừa giảm tối đa sai số đồng hồ cơ.
Cách chỉnh đồng hồ cơ hoạt động chính xác hiệu quả
Với các cách chỉnh đồng hồ cơ hoạt động chính xác dưới đây thì chúng tôi khuyến cáo bạn không nên tự ý thực hiện vì có thể sẽ khiến đồng hồ của bạn bị hư hỏng!
Hầu hết các loại đồng hồ cơ hiện nay đều có thể tinh chỉnh sai số như sau:
Với đồng hồ có bộ phận căn chỉnh là cần gạt
Trước tiên là mở nắp, tìm đến chỗ có bánh xe tròn lớn (thường là màu vàng), đây là Bánh Lắc. Bạn sẽ thấy giữa Bánh Lắc có hai thanh dài một lớn một nhỏ (thanh nhỏ thường nằm trên), hãy gạt thanh nhỏ THẬT NHẸ ngược chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị chậm; gạt thanh nhỏ THẬT NHẸ theo chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị nhanh.
Với đồng hồ có căn chỉnh là ốc
Một số đồng hồ sẽ dùng ốc vặn để tinh chỉnh, con ốc này không nằm ở giữa Bánh Lắc mà nằm trên vành kim loại phía trên Bánh Lắc, vặn ốc THẬT NHẸ ngược chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị chậm; vặn ốc THẬT NHẸ theo chiều kim đồng hồ nếu đồng hồ bị nhanh.
Những lưu ý khi tự căn chỉnh đồng hồ sai số tại nhà
Nếu bạn không nhận ra được thanh nào lớn thanh nào nhỏ; chỉ thấy có một thanh gạt mà không thấy ốc vặn; không thấy bất cứ gì hay gạt thanh nhỏ không được thì đừng làm gì cả và đưa ra nơi sửa chữa uy tín là tốt nhất. Tuyệt đối không được đụng đến thanh lớn hoặc các bộ phận khác.
Cứ sau mỗi lần gạt hoặc vặn ốc, hãy đóng nắp kỹ lưỡng và theo dõi xem đồng hồ chạy nhanh chậm thế nào sau một vài ngày. Nếu chưa ưng ý với sai số của nó, tiếp xúc các bước trên cho đến khi đồng hồ chạy đúng (Đây là một sự bất tiện khi không có máy đo chuyên dụng).
Đo độ chính xác của đồng hồ cơ như thế nào?
Cách đo thủ công
Cách đo bằng máy đo Timegrapoher
Mức độ sai số cho phép của đồng hồ cơ là bao nhiêu?
Nên làm gì để giảm sai số đồng hồ cơ?
Cách đơn giản nhất và tốt nhất để giảm sai số đồng hồ cơ mà không phải mất công năm lần bảy lượt đem ra nơi bảo hành sửa chữa đó chính là lên dây cót đầy đủ cho nó mỗi ngày.
Hầu như tất cả đồng hồ cơ đều có độ chính xác tốt (theo công bố của nhà sản xuất) khi cót tích năng lượng khoảng 80%-90% trở lên. Mức năng lượng của cót thấp hơn mức này thì các bộ phận kiểm soát chính xác trong máy sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, khi đó, sai số đồng hồ sẽ tăng.
Theo nguyên lý lên cót đồng hồ cơ tự động, bạn chỉ cần đeo ít nhất 8 tiếng/ngày là đã có thể nạp đủ năng lượng cho đồng hồ của mình. Còn đối với đồng hồ cơ lên dây thủ công thì mỗi ngày bạn đều phải vặn núm theo chiều kim đồng hồ.
Với đồng hồ cơ lên cót bằng tay, bạn nên chọn một thời điểm nhất định trong ngày để hạn chế việc đồng hồ thiết năng lượng.
Sau khi bạn thực hiện đầy đủ tất cả các lưu ý và kinh nghiệm ở trên mà sai số đồng hồ vẫn quá cao (vượt quá thông tin công bố của nhà sản xuất) đó có lẽ là lúc nên đem đi bảo hành hoặc sửa chữa. Thợ đồng hồ sẽ tiến hành bảo dưỡng, làm sạch, tinh chỉnh dao động bộ máy, sửa chữa nếu cần.